Học TậpLớp 6

Nhạc sĩ Phạm Tuyên là ai? Sự nghiệp của nhạc sĩ Phạm Tuyên

Mời các em theo dõi nội dung bài học về Nhạc sĩ Phạm Tuyên là ai do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn. Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tốt và hoàn thành tốt bài tập của mình.

Mục lục

Nhạc sĩ Phạm Tuyên là ai?

Phạm Tuyên là một nhạc sĩ nổi tiếng của âm nhạc Việt Nam. Ông là tác giả của nhiều ca khúc nhạc đỏ và nhạc thiếu nhi nổi tiếng. Ông còn là cựu Chủ tịch Hội Âm nhạc Hà Nội và Ủy viên Thường vụ Ban Chấp hành Hội nhạc sĩ Việt Nam từ năm 1963-1983.

Phạm Tuyên sinh ngày 12-1-1930 (93 tuổi). Phạm Tuyên sinh ra tại Tỉnh Hải Dương.

Bạn đang xem: Nhạc sĩ Phạm Tuyên là ai? Sự nghiệp của nhạc sĩ Phạm Tuyên

Nhạc sĩ Phạm Tuyên là ai?
Nhạc sĩ Phạm Tuyên là ai?

Vài nét về nhạc sĩ Phạm Tuyên

– Phạm Tuyên sinh ngày 12 tháng 1 năm 1930, quê ở làng Lương Ngọc, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương và là người con thứ 9 của Phạm Quỳnh, một viên quan đại thần và nhà văn hóa thời Nguyễn.

– Năm 1949, ông công tác tại Trường Lục quân Trần Quốc Tuấn, khóa V. Năm 1950, là Đại đội trưởng tại Trường Thiếu sinh quân Việt Nam. Trong thời gian này, ông đã có những chùm ca khúc về Trường Lục quân Trần Quốc Tuấn, về Thiếu sinh quân Việt Nam.

– Năm 1954, ông được cử làm cán bộ phụ trách Văn-Thể-Mỹ tại Khu học xá Trung ương (Nam Ninh, Trung Quốc). Từ năm 1958, ông về nước, công tác tại Đài tiếng nói Việt Nam, đảm nhiệm nhiều chức vụ chỉ đạo về biên tập âm nhạc. Từ đó cho đến năm 1975, ông đã sáng tác nhiều bài hát được nhiều người biết như Bài ca người thợ rừng, Bài ca người thợ mỏ, hợp xướng Miền Nam anh dũng và bất khuất, Bám biển quê hương, Yêu biết mấy những con đường, Chiếc gậy Trường Sơn, Gảy đàn lên hỡi người bạn Mỹ, Từ làng Sen, Đêm trên Cha Lo, Từ một ngã tư đường phố.

– Ông có sáng tác nhiều cho lớp trẻ. Nhiều bài hát thiếu nhi đã trở thành bài truyền thống qua nhiều thế hệ như: Tiến lên đoàn viên, Chiếc đèn ông sao, Hành khúc Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Hát dưới cờ Hà Nội, Gặp nhau giữa trời thu Hà Nội, Đêm pháo hoa, Cô và mẹ,…

– Ông còn viết nhiều bài cho tạp chí, Đài phát thanh và truyền hình giới thiệu về thẩm mỹ âm nhạc, về tác giả và tác phẩm, là người đề xướng và chỉ đạo nhiều cuộc thi mang tính chất toàn quốc như Tiếng hát hoa phượng đỏ, Liên hoan Văn nghệ truyền hình toàn quốc, nhiều năm là Chủ tịch Hội đồng giám khảo của nhiều Hội diễn toàn quốc về văn hoá – văn nghệ của Bộ Văn hóa Thông tin và nhiều ngành khác trong nước.

– Năm 2012, ông được Nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt IV (4) về văn học nghệ thuật cho các tác phẩm Những ngôi sao ca đêm, Từ Làng Sen, Đêm trên Cha Lo, Tiến lên Đoàn viên, Đảng đã cho tôi sáng mắt sáng lòng.

Sự nghiệp của nhạc sĩ Phạm Tuyên

Năm 1949, nhạc sĩ Phạm Tuyên công tác tại Trường Lục quân Trần Quốc Tuấn, khóa V. Năm 1950, là Đại đội trưởng tại Trường Thiếu sinh quân Việt Nam. Năm 1954 là cán bộ phụ trách Văn – Thể – Mỹ tại Khu Học xá Trung ương (Nam Ninh, Trung Quốc).

Năm 1954, ông được cử làm cán bộ phụ trách Văn-Thể-Mỹ tại Khu học xá Trung ương (Nam Ninh, Trung Quốc). Từ năm 1958, ông về nước, công tác tại Đài tiếng nói Việt Nam, đảm nhiệm nhiều chức vụ chỉ đạo về biên tập âm nhạc.

Trước năm 1975, nhạc sĩ Phạm Tuyên đã sáng tác khá nhiều và cũng đã có nhiều bài hát nổi tiếng như: Bài ca người thợ rừng, Chiếc gậy Trường Sơn, Bài ca người thợ mỏ, Yêu biết mấy những con đường, hợp xướng Miền Nam anh dũng và bất khuất, Bám biển quê hương, Gảy đàn lên hỡi người bạn Mỹ, Từ một ngã tư đường phố, Từ làng Sen, Đêm trên Cha Lo… Từ năm 1975 trở đi, các sáng tác được phổ biến rộng rãi của ông có: Gửi nắng cho em, Con kênh ta đào (thơ Bùi Văn Dung), Màu cờ tôi yêu (thơ Diệp Minh Tuyền), Thành phố mười mùa hoa (thơ Lệ Bình)…Trong đó, bài “Như có Bác trong ngày đại thắng” được ông sáng tác đêm ngày 28 tháng 4 năm 1975. Ca khúc được thu âm ngay trong chiều ngày 30 tháng 4 để phát sóng trong bản tin thời sự đặc biệt 17 giờ cùng ngày của Đài tiếng nói Việt Nam chính thức công bố tin giải phóng hoàn toàn miền Nam Việt Nam.

Nhạc sĩ Phạm Tuyên còn là một nhạc sĩ của thiếu nhi. Ông viết nhiều nhạc phẩm hay giành cho thiếu nhi như: Tiến lên đoàn viên, Gặp nhau giữa trời thu Hà Nội, Chiếc đèn ông sao, Hành khúc Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Hát dưới cờ Hà Nội, Đêm pháo hoa, Cô và mẹ,… Ông là người đề xướng và chỉ đạo nhiều cuộc thi âm nhạc quốc gia như Tiếng hát Hoa phượng đỏ, Liên hoan Văn nghệ truyền hình toàn quốc. Ông từng đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng giám khảo của nhiều Hội diễn toàn quốc về văn hóa – văn nghệ của Bộ Văn hóa trong nhiều năm liền.

Tác phẩm đã được xuất bản:

  • Tập ca khúc “Chiếc gậy Trường Sơn” do Nhà xuất bản (Nxb) Âm nhạc phát hành năm 1973
  • Tập ca khúc Phạm Tuyên do Nxb Văn hóa phát hành năm 1982
  • Gửi nắng cho em do Nxb. Âm nhạc phát hành năm 1991
  • Ca khúc Phạm Tuyên (50 bài, Nxb. Âm nhạc) năm 1994
  • Băng Audio-cassette Gửi nắng cho em do Sàigon Audio phát hành năm 1992
  • Lời ru của đêm (Công ty Đầu tư – Phát triển, Bộ Văn hóa – Thông tin, năm 1993)
  • Sách âm nhạc: Các bạn trẻ hãy đến với âm nhạc được Nxb. thanh niên ấn hành năm 1982
  • Âm nhạc ở quanh ta do Nxb. Kim Đồng phát hành 1987.

Nhân kỷ niệm 77 năm ngày sinh của Nhạc sĩ Phạm Tuyên, Hội Liên hiệp Văn học – Nghệ thuật Hà Nội phối hợp cùng Hội Âm nhạc Hà Nội đã tổ chức chương trình ca nhạc “Những cung bậc thời gian” nhằm tôn vinh những tác phẩm âm nhạc của Phạm Tuyên.

Năm 2001, nhạc sĩ Phạm Tuyên được trao Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật cho cụm 5 tác phẩm: Đảng đã cho ta một mùa xuân, Bám biển quê hương, Chiếc gậy Trường Sơn, Gảy đàn lên hỡi người bạn Mỹ, Như có Bác trong ngày đại thắng. Năm 2005, nhạc sĩ Phạm Tuyên được đề cử giải thưởng Hồ Chí Minh nhưng ông không đạt được giải thưởng vì chưa có cụm công trình nào xuất sắc hơn cụm công trình đã được Giải thưởng Nhà nước. Năm 2012, ông được Nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt IV về văn học nghệ thuật cho các tác phẩm Những ngôi sao ca đêm, Từ Làng Sen, Đêm trên Cha Lo, Tiến lên Đoàn viên, Đảng đã cho tôi sáng mắt sáng lòng.

Sự nghiệp của nhạc sĩ Phạm Tuyên
Sự nghiệp của nhạc sĩ Phạm Tuyên

Đời tư của nhạc sĩ Phạm Tuyên

Nhạc sĩ Phạm Tuyên sinh ra trong gia đình có 13 người con. có cha là nhà văn hoá Phạm Quỳnh,. Năm 15 tuổi, cha ông qua đời, không lâu sau thì mẹ ông vì lao lực kiếm tiền nuôi con nên kiệt sức và qua đời.
Phạm Tuyên kết duyên với vợ là Phó giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Ánh Tuyết, một chuyên gia của chuyên ngành tâm lý học, chủ nhiệm đầu tiên của khoa GD Mầm non Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Hai ông bà sinh được hai người con gái.

Thông tin về tác phẩm Phạm Tuyên và ca khúc Mừng Chiến Thắng

Văn bản viết về quá trình ra đời và giá trị của bài hát “Như có Bác trong ngày đại thắng”. Đầu tháng 4 -1945 tin chiến thắng đã vang dội khắp chiến trường miền Nam. Bản tin chiều ngày 28/4/1975 về hành động oanh tạc sân bay Tân Sơn Nhất của phi công Nguyễn Thành Trung là cú hích quan trọng cho sự ra đời của bài hát “Như có Bác trong ngày đại thắng”. Ngày 30/4 khi cờ đỏ sao vàng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập cũng là lúc bài hát được phát đi mọi nơi để chào mừng ngày độc lập, tự do của đất nước. Cho đến nay bài hát vẫn vượt qua mọi thử thách của thời gian, đến với mọi tầng lớp giai cấp trong xã hội. Bài hát có ý nghĩa vô cùng to lớn vì nó là những ngày gian khổ mất mát, hi sinh và khát vọng độc lập dân tộc của rất nhiều những người dân Việt Nam.

Giới thiệu và nhạc phẩm 

– Sapô nêu vấn đề: “Một lần, khi được hỏi về thời gian sáng tác..”

– Tên nhạc phẩm – nhạc sĩ sáng tác: nhạc phẩm “Như có Bác trong ngày đại thắng” của nhạc sĩ Phạm Tuyên.

– Được vang lên mỗi độ tháng Tư (30/4-1/5)

– “Tôi” được tác giả kể về quá trình ra đời bài hát.

Sự ra đời của văn bản

– Nguyên nhân:

+ Gián tiếp: Tin chiến thắng vang dội liên tiếp.

+ Trực tiếp: Bản tin về hành động oanh tạc sân bay Tân Sơn Nhất của phi công Nguyễn Thành Trung

– Thời gian sáng tác: 2 tiếng.

– Thể loại:

+ Dự định: Hợp xướng

+ Thực tế: Bài hát

– Phát hành:

+ Ban đầu: Dự định để dành đến 7/5.

+ Thực tế: Chiến thắng nhanh chóng, làm gấp rút, được duyệt bởi Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam.

+ Suốt ngày 1/5 ca khúc ca vang.

Ý nghĩa

– Bài hát có số phận đặc biệt, vượt qua thử thách của thời gian, đến với mọi giai cấp, không phân biệt quốc gia.

– Đối với tác giả: không chỉ được viết trong 2 tiếng mà là cả cuộc đời.

Giá trị nội dung

– Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng là văn bản cung cấp thông tin về bài hát Như có Bác trong ngày vui đại thắng: tác giả, hoàn cảnh ra đời, ý nghĩa,… đem đến tri thức nghệ thuật cho độc giả.

Giá trị nghệ thuật

– Cấu trúc chặt chẽ, rõ ràng, có dẫn chứng, trích lời nói cụ thể của nhân vật làm tăng tính chân thực.

Nhạc sĩ Phạm Tuyên: Người chép sử bằng âm nhạc

Nhắc đến nhạc sĩ Phạm Tuyên là nhắc đến “người chép sử bằng âm nhạc”, bởi hầu hết sáng tác của ông ra đời đều đúng thời điểm lịch sử của dân tộc, trở thành vũ khí sắc bén cổ vũ, động viên tinh thần chiến đấu của quân và dân ta. Một trong những ca khúc tiêu biểu đã “nằm lòng” trong tâm trí mỗi người Việt Nam và thường vang lên trong những ngày tháng 4 lịch sử này là Như có Bác trong ngày đại thắng.

1. Nhạc sĩ Phạm Tuyên sinh ngày 12-1-1930. Mùa xuân này đã là mùa xuân thứ 90 của ông và cũng là dịp ông tròn 70 năm tuổi Đảng.

Xuất thân trong một gia đình khá đặc biệt, có cha là học giả Phạm Quỳnh từng làm quan Thượng thư triều đình nhà Nguyễn, bởi thế tuổi ấu thơ của nhạc sĩ Phạm Tuyên được bao bọc trong bầu không khí “danh gia vọng tộc”, cho đến khi lịch sử dân tộc có những bước ngoặt, cuộc đời ông bắt đầu nếm trải những biến cố, thăng trầm. Sớm nhận thức được sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, nghe lời khuyên của Bác Hồ khi cha ông mất: “Cụ Phạm là người của lịch sử, sẽ được lịch sử đánh giá lại sau này. Con cháu cứ vững tâm đi theo cách mạng”, ông một lòng tin theo Đảng và sớm trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam khi mới bước vào tuổi đôi mươi.

Nhiều người còn nhớ, trong chương trình đặc biệt của Đài Truyền hình Việt Nam mang tên Quê hương mùa đoàn tụ, nhạc sĩ Phạm Tuyên đã chia sẻ cảm xúc về bài hát Cánh én tuổi thơ như sau: “Từ câu ngạn ngữ Một cánh én nhỏ chẳng làm nên mùa xuân tôi đã phát triển thành bài hát với thông điệp rằng: Cuộc đời là những dòng chảy bất tận, ở đó người ta không thể sống nếu tách mình ra khỏi vòng tay của cộng đồng”.

Có lẽ đây cũng chính là quan điểm nghệ thuật xuyên suốt trong cuộc đời hoạt động nghệ thuật của Phạm Tuyên. Viết và sáng tác bất cứ tác phẩm nào cũng là để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân. Sự nhạy cảm với thời cuộc đã giúp ông có sáng tác ghi lại bất cứ sự kiện quan trọng nào của đất nước một cách tỉ mỉ, chính xác và đầy cảm xúc bằng âm nhạc. Cũng đã nhiều lần nhạc sĩ tâm sự, có được điều đó chính là do ông được làm việc tại Đài Tiếng nói Việt Nam, môi trường báo chí với ngồn ngộn thông tin mỗi ngày đã thôi thúc ông cầm bút sáng tác. Nếu như nhà báo đưa tin bằng những bài viết thì ông “đưa tin” theo cách riêng, dễ nhớ, dễ thuộc và dễ đi vào lòng người, đó là bằng âm nhạc.

Nhạc sĩ Phạm Tuyên: Người chép sử bằng âm nhạc
Nhạc sĩ Phạm Tuyên: Người chép sử bằng âm nhạc

2. Nhạc sĩ, nhà nghiên cứu phê bình âm nhạc Nguyễn Thụy Kha từng nhận xét: “Nhạc sĩ Phạm Tuyên là người luôn trân trọng, yêu mến cuộc sống, một niềm tin yêu giúp ông luôn có những cảm xúc chân thành, sáng trong để bình thản sống và hoạt động nghệ thuật giữa những khó khăn đời thường. Ông là người có lòng yêu nước sâu nặng, đồng thời rất nhạy bén với thời cuộc. Ông chính là nhạc sĩ của nhân dân”.

Còn nhà thơ Trần Đăng Khoa thì cho rằng: “Cuộc đời ông là một pho tiểu thuyết bề bộn với nhiều cung bậc. Có thể tóm tắt bằng hai câu thơ của nhà thơ Phạm Tiến Duật: “Cây cúc đắng quên lòng mình đang đắng/ Trổ hoa vàng dọc suối để ong bay”. Cái khả năng không phải ai cũng có được của nhạc sĩ Phạm Tuyên là biến nỗi đắng trong cõi lòng mình thành sắc hoa vàng cho người đời chiêm ngưỡng”.

Nhạc sĩ Phạm Tuyên có khả năng lay động người nghe trong nhiều đề tài, nhiều thể loại như ca khúc chính trị, ca khúc trữ tình, ca khúc thiếu nhi, ca khúc về các ngành nghề… Ở mảng đề tài nào ông cũng có những bài hát “găm” vào trí nhớ công chúng, đặc biệt là những ca khúc chính trị. Ông đã lần lượt được Đảng, Nhà nước trao Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật đợt 1 (năm 2001) cho 5 tác phẩm: Đảng đã cho ta một mùa xuân, Bám biển quê hương, Chiếc gậy Trường Sơn, Gảy đàn lên hỡi người bạn Mỹ, Như có Bác trong ngày đại thắng; Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 4 (năm 2012) về Văn học nghệ thuật dành cho 5 tác phẩm: Những ngôi sao ca đêm, Từ Làng Sen, Đêm trên Cha Lo, Tiến lên đoàn viên, Đảng đã cho tôi sáng mắt sáng lòng.

Cùng với hai giải thưởng cao quý trên, Phạm Tuyên còn là nhạc sĩ đầu tiên được trao tặng danh hiệu “Công dân Thủ đô ưu tú” (năm 2011) và sau ông, tính đến nay danh hiệu này mới chỉ xướng tên 3 nhạc sĩ khác là Hoàng Vân (năm 2012), Phú Quang (năm 2014) và Lê Mây (năm 2019). Phạm Tuyên sinh ra tại Hà Nội và công bằng mà nói, chính mảnh đất ngàn năm văn hiến đã giúp ông có một sự nghiệp âm nhạc đồ sộ, một chỗ đứng vững chắc trong lòng công chúng. Chính vì thế, ông đã tri ân Thủ đô bằng một số ca khúc như: Hát dưới trời Hà Nội, Gặp nhau giữa trời thu Hà Nội, Có một mùa thu Hà Nội, Hà Nội những đêm không ngủ, Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không…

3. Giới chuyên môn từng nhận xét: “Nếu Tiến quân ca của nhạc sĩ Văn Cao là cái mốc của thời kỳ giành chính quyền cách mạng (năm 1945), Chiến thắng Điện Biên của nhạc sĩ Đỗ Nhuận là “cái kết” chấm dứt 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (năm 1954), thì ca khúc Như có Bác trong ngày đại thắng của nhạc sĩ Phạm Tuyên là mốc son trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại giành độc lập, thống nhất non sông (năm 1975)”.

Bài hát vang lên đầu tiên vào đầu giờ chiều ngày 30-4-1975 qua hệ thống phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam. Khi ca từ vút lên cũng là lúc Việt Nam tuyên bố chính thức giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước trước toàn thế giới. Có thể nói bài hát đã đánh dấu một chặng đường mới trong lịch sử dân tộc, mở toang cánh cửa hòa bình, độc lập, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ như ca từ khẳng định “chắc nịch”: “Ba mươi năm đấu tranh giành toàn vẹn non sông/ Ba mươi năm dân chủ cộng hòa kháng chiến đã thành công”.

Đây có lẽ là bài hát có số từ ít nhất trong số những sáng tác của nhạc sĩ Phạm Tuyên (cả nhan đề và lời chỉ vỏn vẹn chưa đến 60 từ), sáng tác trong thời gian rất ngắn (khoảng 2 giờ) nhưng lại mang một giá trị đặc biệt như ông từng tâm sự: “Chỉ có hai giờ cho cả cuộc đời”. Cũng chính vì lẽ đó, Như có Bác trong ngày đại thắng đã đem đến cho ông Huân chương Lao động hạng Ba, một điều “vô tiền khoáng hậu” trong lịch sử âm nhạc cách mạng Việt Nam.

Ca khúc mang giá trị trường tồn cho tới ngày hôm nay bởi nó không chỉ mang ý nghĩa đặc biệt trong mỗi dịp đất nước tưng bừng kỷ niệm chiến thắng 30-4-1975 mà trong bất cứ sự kiện đón niềm vui chiến thắng nào, kể cả trong lĩnh vực thể thao, điệp khúc “Việt Nam – Hồ Chí Minh” cùng lá cờ đỏ sao vàng và hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu lại xuất hiện trên khắp dải đất hình chữ S, trở thành “thương hiệu ăn mừng” của người Việt Nam.

Có thể nói, với cuộc đời tràn đầy năng lượng và niềm tin yêu với Đảng, với Bác Hồ kính yêu, nhạc sĩ Phạm Tuyên đã là một trong số không nhiều những người chép sử bằng âm nhạc thành công nhất ở nước ta. Với một “kho tàng” tác phẩm đồ sộ mang nhiều giá trị, tên tuổi của ông chắc chắn sẽ còn vang mãi, ngân mãi đến thế hệ mai sau, về một người nhạc sĩ dành cả cuộc đời mình “nhả tơ” những tác phẩm bất hủ, nhắc nhở, giáo dục con cháu về truyền thống yêu nước và lịch sử hào hùng của dân tộc ta.

Nhạc sĩ Phạm Tuyên sinh năm 1930 tại Hà Nội, quê gốc ở huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Ông từng là Trưởng ban Biên tập âm nhạc, Trưởng đoàn Ca nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam; Trưởng ban Văn nghệ Đài Truyền hình Việt Nam; Chủ tịch Hội Âm nhạc Hà Nội từ năm 1996 đến năm 2015 và là Chủ tịch danh dự từ năm 2016 đến nay. Ngoài ra, ông còn là Ủy viên Thường vụ Ban Chấp hành Hội Nhạc sĩ Việt Nam (từ năm 1963 đến năm 1983).

***

Trên đây là nội dung bài học Nhạc sĩ Phạm Tuyên là ai? Sự nghiệp của nhạc sĩ Phạm Tuyên do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn và tổng hợp. Hy vọng sẽ giúp các em hiểu rõ nội dung bài học và từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình. Đồng thời luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra sắp tới. Chúc các em học tập thật tốt.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tập

5/5 - (3 bình chọn)


Cô Nguyễn Thanh Phương

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button