Học TậpLớp 6

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát (67 mẫu)

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát bao gồm hướng dẫn viết cùng 67 bài mẫu tham khảo do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn sẽ là nguồn tài liệu hữu ích cho các em học sinh trau dồi thêm vốn từ, rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn ngắn ngày một hoàn thiện hơn.

Đề bài: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát

Mục lục

Dàn ý Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát

1. Mở đoạn

Bạn đang xem: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát (67 mẫu)

– Giới thiệu ngắn gọn về bài thơ, tác giả (nếu có)

Ví dụ: Bài ca dao:

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

làm xúc động lòng người bởi đã gợi nên công ơn trời bể của cha mẹ đối với những người con thân yêu của mình.

2. Thân đoạn

– Nêu cảm xúc về nội dung chính của bài thơ

Ví dụ: Bài thơ làm xúc động lòng người bởi đã gợi nên công ơn trời bể của cha mẹ đối với những người con thân yêu của mình

– Nêu ý nghĩa, chủ đề của bài thơ

Ví dụ: Bài thơ thuộc chủ đề những câu hát về tình cảm gia đình

– Nêu cảm nhận về mốt số yếu tố hình thức nghệ thuật của bài thơ

Ví dụ: Phép so sánh “Công cha như núi ngất trời/ Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông” làm nổi bật một ý nghĩa sâu xa: công ơn cha mẹ vô cùng to lớn, không thể nào cân đong đo đếm hết được: “Núi cao bể rộng mênh mông”.

3. Kết đoạn

– Khái quát lại những ấn tượng

Ví dụ: Bài ca dao khép lại để lại trong lòng người đọc niềm xúc động thiêng liêng về công ơn trời bể của những đấng sinh thành. Và hơn thế là định hướng về cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha cho mẹ.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát- Mẫu 1

Trong kho tàng ca dao lục bát, em đặc biệt yêu thích câu thơ:

Nói lời phải giữ lấy lời
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.

Hình ảnh so sánh giữa lời nói và con bướm khiến em rất thích thú. Tác giả dân gian mượn hình ảnh con bướm chập chờn, đậu rồi lại bay, không để lại dấu vết gì. Để phê phán những người chỉ thích nói chứ không thích giữ lời hứa. Lời nói của họ như con bướm, nói ra rồi lại bay đi mất, chẳng giữ lại được gì, chẳng thực hiện được những gì mình nói. Qua hình ảnh ấy, ông cha ta nhấn mạnh với con cháu bài học về chữ “tín”, nói được thì phải làm được. Bài học giá trị ấy được gói gọn trong hai câu thơ lục bát, vừa dễ nhớ lại vừa dễ nghe.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát- Mẫu 2

Ông cha thường nói:

Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người

Tác giả dân gian đã khéo léo mượn hình ảnh cột nhà với hai bộ phận là gỗ và nước sơn, để nói về phẩm chất con người. Ông cha ta nhấn mạnh, một cây cột đúng nghĩa thì chất lượng gỗ quan trọng hơn lớp sơn bên ngoài. Từ đó ẩn dụ rằng làm người thì phẩm chất, tính cách, tài năng bên trong quan trọng hơn vẻ đẹp phù phiếm của ngoại hình bên ngoài. Ý kiến ấy được tác giả khẳng định qua hình ảnh so sánh ở câu thơ thứ hai. Từ so sánh “còn hơn” đã thể hiện sự đánh giá cao tuyệt đối của người xưa về giá trị nội tại của con người. Từ đó, ông cha khuyên răn chúng ta nên xây dựng phẩm chất tốt, trau dồi và rèn luyện trí tuệ, kĩ năng thay vì chỉ đề cao vẻ đẹp ngoại hình bên ngoài. Cho đến nay, bài học ấy vẫn còn vẹn nguyên giá trị.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát- Mẫu 3

Bảo vâng, gọi dạ, con ơi,
Vâng lời sau trước, con thời chớ quên.
Công cha, nghĩa mẹ, khôn đền,
Vào thưa, ra gửi, mới nên con người.

Đó là bài ca dao mà em vô cùng yêu thích. Bài thơ với cách ngắt nhịp gãy gọn, lối diễn đạt như văn xuôi mang vần điệu đặc trưng của ca dao. Toàn bài thơ như lời dặn dò trìu mến của bậc cha mẹ dành cho con cái. Lời nói ấy nhắn nhủ tới người làm con, phải biết kính yêu, trân trọng và hiếu kính với cha mẹ. Công ơn cha mẹ to hơn trời bể, chẳng gì sánh được. Vì vậy, con càng phải biết yêu thương cha mẹ của mình nhiều hơn. Những tình cảm thân thuộc ấy, khiến em càng thêm cảm nhận rõ ràng tình yêu, quan tâm dẫn dắt của cha mẹ dành cho mình. Và càng thêm hiểu được bổn phận của người làm con.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát- Mẫu 4

Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.

Những câu thơ trên đã được người dân ta truyền tai nhau qua bao đời như một câu hát dân gian. Trong câu thơ, điệp từ “cùng” được lặp lại hai lần, đã khẳng định sự gắn bó khăng khít giữa những người anh em. Đặc biệt, tác giả dân gian đã rất tinh tế khi dùng hình ảnh anh em để so sánh với tay chân. Tay và chân là hai bộ phận cơ thể tách rời, nhưng luôn phối hợp nhịp nhàng với nhau để lao động, chống đỡ cơ thể. Anh em cũng vậy, là hai con người khác nhau, nhưng sẽ luôn ở cạnh, cùng nhau sinh sống, giúp đỡ, chia sẻ cho nhau. Đó chính là tình cảm ruột thịt vô cùng thiêng liêng, đáng quý. Với nhịp điệu nhẹ nhàng, tình cảm của thể thơ lục bát, bài thơ là lời nhắn nhủ nhẹ nhàng, thắm thiết của mẹ cha với các con của mình về tình cảm anh em thương mến. Giúp người đọc thêm hiểu và trân trọng những người anh chị em của mình.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát- Mẫu 5

Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng.
Nhị vàng bông trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn

Những câu thơ lục bát ấy, dường như ai ai cũng thuộc, cũng nhớ. Hình ảnh đóa sen trắng thanh khiết, trong trẻo đã đi sâu vào kí ức của mọi người. Ngay câu thơ đầu, tác giả dân gian đã khẳng định vị trí “khó ai sánh bằng” của hoa sen trong đầm. Hình ảnh hoa sen được miêu tả từ ngoài vào trong, với ba gam màu xanh, trắng, vàng, lần lượt từ lá, cánh hoa, đến nhị hoa. Đó đều là những màu sắc rực rỡ, sáng tươi. Đặc biệt, ở câu thơ thứ ba, những chi tiết ấy lại được điệp thêm lần nữa, nhưng với trật tự đảo ngược. Khiến cho người đọc cảm nhận, được dường như đang được kiểm tra, soi xét cho thật kĩ, từ ngoài vào trong, từ trong ra ngoài. Sau đó, chắc chắn mà khẳng định rằng: “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Thứ hoa ấy, không chỉ xinh đẹp, mà còn tinh khiết, tuy sống trong bùn tanh nhưng vẫn thơm hương, trong sạch. Giống như những con người, dù hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn, như thế nào, vẫn giữ vẹn nguyên tấm lòng trung trinh, chung thủy, chẳng một dạ hai lòng, hai trở nên xấu xa, tồi tệ. Phẩm hạnh cao quý, đáng trân trọng ấy của con người Việt Nam, đã được tác giả dân gian khéo léo thể hiện qua hình ảnh bông sen trong câu ca dao trên.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát- Mẫu 6

Nước non lận đận một mình,
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
Ai làm cho bể kia đầy,
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?

Bài thơ trên là những lời than thân của người nông dân tội nghiệp lam lũ trong xã hội xưa. Họ được ví như những con cò trắng, với cuộc đời lận đận, bấp bênh, cơ cực. Chẳng ngày nào mà họ được ngơi nghỉ, bình yên hưởng thụ cả. Thân cò mảnh mai, yếu ớt, nhưng lại làm những việc nặng nhọc, vất vả. Như người nông dân ốm yếu, thiếu thốn lại ngày ngày nai lưng ra làm việc, bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Thật đáng thương đắng cay làm sao. Biết là đau khổ, vất vả, khốn khó như vậy, nhưng những người nông dân ấy cũng không biết phải làm sao. Bởi với thân phận thấp cổ bé họng như vậy thì làm sao có thể chống lại những kẻ xấu xa, độc ác, tham lam vô độ ngoài kia chứ. Đến cả chỉ đích danh những kẻ đó, họ còn không thể, chỉ dám dùng đại từ phiếm chỉ “ai” để gọi mà thôi. Hình ảnh “cò con” ở cuối bài thơ, càng khiến người đọc thêm ám ảnh, về số phận tội nghiệp của những thế hệ mai sau. Bài thơ với nhịp điệu nhịp nhàng của một lời ru, với nhiều điệp từ gợi lên cảm thức yêu thương, xót xa cho thân phận tội nghiệp của người nông dân. Hình ảnh “con cò” xuyên suốt cả bài thơ in sâu vào tâm trí người đọc về nỗi thương cảm với những số phận bất hạnh, tội nghiệp ấy.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát- Mẫu 7

Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần

Bài thơ trên được viết với thể thơ lục bát với mô tip Ai ơi quen thuộc, đã nhanh chóng đi vào tiềm thức của người nghe. Bài thơ bắt đầu bằng cụm từ Ai ơi, đã tạo nên một hiệu ứng, lôi kéo sự tập trung lắng nghe của người khác về nội dung tiếp đó của bài thơ. Tuy không có từ như, nhưng câu thơ thứ hai đã tự chia thành hai vế tương xứng, đặt lên bàn cân với vị thế tương đương nhau. Mỗi hạt cơm dẻo thơm, ngọt bùi, lại ứng với những giọt đắng cay vất vả của người nông dân. Để làm nên lúa gạo, họ phải bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, vất vả quanh năm suốt tháng. Chính vì thế, chúng ta phải biết quý trọng, nâng niu lúa gạo, không được phung phí. Bài học ý nghĩa ấy chính là nội dung chính mà tác giả dân gian muốn truyền tải qua bài ca dao Ai ơi bưng bát cơm đầy.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát- Mẫu 8

Bài thơ Việt Nam quê hương ta của nhà thơ Nguyễn Đình Thi là một bài thơ trữ tình khơi gợi trong em những cảm xúc tươi đẹp. Với thể thơ lục bát dân gian, bài thơ đã tạo cho mình một chất rất riêng, vừa mộc mạc, giản dị, vừa tự hào, hùng tráng. Hình ảnh đất nước Việt Nam hiện lên qua từng hình ảnh thiên nhiên thân thuộc như ruộng lúa, cánh cò, hoa thơm quả ngọt. Nhưng hơn cả đó, chính là hình ảnh những người dân Việt ta kiên cường bất khuất, cần cù chịu khó. Dù bao khó khăn gian khổ, dù bao kẻ thù tàn bạo, thì nhân dân ta vẫn hiên ngang vượt qua. Những hình ảnh ấy, đã gợi lên trong em tình yêu quê hương và lòng tự hào sâu lắng về vẻ đẹp của thiên nhiên và con người đất nước ta. Những tình cảm ấy sẽ đi theo em mãi đến hết cuộc đời.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát- Mẫu 9

Với tình yêu quê hương tha thiết, nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã vẽ lại đất nước Việt Nam tươi đẹp muôn màu vào trong áng thơ Việt Nam quê hương ta. Tình yêu quê hương được tác giả thể hiện ngay từ lúc lựa chọn thể thơ để sáng tác. Thể thơ được lựa chọn là thể lục bát – thể thơ truyền thống từ bao đời nay của dân tộc ta. Những hình ảnh đất nước, con người được tái hiện trong câu thơ vô cùng mộc mạc và giản dị, đúng như con người Việt Nam ta. Đó là những biển lúa trù phú rộng mênh mông, là những cánh cò lững lờ bay qua sóng lúa, là những ngọn núi cao lập lờ sau vườn mây, là những ngày nắng chan hòa, với hoa thơm quả ngọt suốt cả bốn mùa. Trên mảnh đất thần tiên ấy, là những con người kiên cường, lương thiện. Khi có chiến tranh, họ dũng cảm đứng lên để bảo vệ mảnh đất chôn nhau cắt rốn của mình. Hòa bình, họ lại trở về với hình dáng chân chất, thật thà, làm bạn với ruộng vườn, dòng sông. Thật đáng quý, đáng tự hào biết bao. Những tình cảm tha thiết ấy của nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã hiện lên trọn vẹn qua bài thơ. Đồng thời đã tạo nên được một nhịp ngân dài đồng điệu triệu triệu trái tim khác trên mảnh đất Việt Nam. Đó là nhịp đập của những trái tim yêu nước.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát- Mẫu 10

Bài thơ Việt Nam quê hương ta của nhà thơ Nguyễn Đình Thi là một bài thơ lục bát mang đậm âm hưởng hào hùng, chứa đựng tình yêu và tự hào về quê hương mãnh liệt. Với những hình ảnh so sánh, nhân hóa đặc sắc, tác giả đã tái hiện lại đất nước và con người Việt Nam với những vẻ đẹp mộc mạc mà đáng quý. Đó là mảnh đất hình chữ S với biển lúa mênh mông, cánh cò bay lả rập rờn, với đỉnh núi mây mờ che cả sớm chiều. Ở nơi đấy, người dân chân chất thật thà, chịu thương chịu khó. Mặc khó khăn, gian khổ, mặc kẻ thù lăm le, họ vẫn kiên cường chiến đấu đến hơi thở cuối cùng để bảo vệ mảnh đất cha ông đã dày công gây dựng. Và rồi chiến tranh qua đi, người nông dân ấy lại trở về với điền viên, được sống với chính sự hiền hòa của mình. Những vẻ đẹp ấy không chỉ là phẩm chất, mà đã trở thành một truyền thống quý báu được bao đời người dân ta đến nay giữ gìn và phát huy. Nhà thơ Đình Thi đã khéo léo lựa chọn thể thơ lục bát – thể thơ của dân tộc để khắc họa những nét đẹp vẻ vang ấy. Qua đó, ông truyền đến người đọc tình yêu, lòng tự hào sâu sắc dành cho quê hương đất nước của mình.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát- Mẫu 11

Hoa Bìm là một áng thơ lục bát đậm chất trữ tình của nhà thơ Nguyễn Đức Mậu. Tác giả đã rất tinh tế khi khắc họa những chi tiết bé nhỏ nhưng đầy sức nặng và tiêu biểu của khung cảnh thôn quê mộc mạc và bình dị. Đó là bờ giậu với những đóa hoa tim tím, là con chuồn chuồn ớt, là cây hồng trĩu quả, là con nhện giăng tơ, là con cào cào, con đom đóm. Phía xa còn có cả chiếc thuyền giấy trôi trên dòng nước đục. Những chi tiết ấy vốn nhỏ bé, lẩn khuất trong không gian đồng nội rộng lớn, nay được phóng đại lên trong kí ức tuổi thơ. Tất cả đã khắc họa nên một bức tranh làng quê chân thực, sống động, dưới một góc nhìn thú vị.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát- Mẫu 12

Trong những áng thơ viết về quê hương, em đặc biệt ấn tượng với bài thơ Hoa Bìm của nhà thơ Nguyễn Đức Mậu. Khác với những bài thơ hào hùng, tha thiết khác khi viết về quê hương, Hoa Bìm đem lại cho em một cảm giác bình yên đến khó tả. Đó là sự thoải mái, thích thú đến từ sâu trong tâm hồn, khi được trở về với nguồn cội, trở về với bến đỗ tuổi thơ. Với những hình ảnh giản dị mà thân thuộc, nhà thơ đã tái hiện lại miền quê trong kí ức của mình. Từng chi tiết nhỏ bé đã được ông khắc họa dưới góc nhìn của một đứa trẻ thơ. Đó là thế giới loài vật nhỏ như con chuồn chuồn ớt, con nhện, cào cào, dế mèn, đom đóm. Là thế giới vườn cây thân thuộc, với bờ giậu đầy những hoa bìm tim tím, với cây hồng trĩu quả. Bên cạnh đó, là những không gian quen thuộc ở dòng sông nước đục, những đứa trẻ chơi trò thả thuyền giấy. Hay những trưa hè oi ả, trốn ngủ theo bạn bè ra vườn chơi. Những kỉ niệm, những hình ảnh ấy là từng khung ảnh của miền kí ức. Mà hiện tại, tác giả dùng những gam màu trong sáng nhất, tinh khôi nhất để vẽ nên. Nhờ vậy, người đọc đã có thể đồng điệu được với nhà thơ, để cảm nhận được tình yêu quê hương tha thiết trong lòng ông. Đồng thời tận hưởng được một miền quê tươi đẹp mà tác phẩm đã khắc họa trong Hoa Bìm.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát- Mẫu 13

Bài thơ Về thăm mẹ là bài thơ giàu ý nghĩa về tình mẹ con. Qua lời tâm sự của người con, hình ảnh người mẹ hiện lên thật dịu dàng. Mẹ không xuất hiện trực tiếp, mà hiện lên qua những đồ vật, cảnh trí trong nhà. Cái nào cũng được sắp xếp gọn gàng, sạch sẽ và tươm tất. Điều đó gián tiếp khẳng định sự tảo tần, đảm đang của người mẹ. Chi tiết trời bỗng đổ cơn mưa ở đầu bài thơ, và sự rưng rưng ở cuối bài chính là cảm xúc của người con dành cho mẹ. Vừa yêu thương, lại vừa buồn bã khi thiếu dáng mẹ ở nhà. Những chi tiết ấy, bộc lộ một cách trực tiếp về tình cảm mà người con dành cho mẹ yêu quý.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát- Mẫu 14

Bài thơ Hoa Bìm của nhà thơ Nguyễn Đức Mậu là một áng thơ rất đẹp. Bài thơ được viết bởi thể thơ lục bát dân dã quen thuộc. Trong đó, nhà thơ sử dụng những hình ảnh hết sức mộc mạc và gần gũi. Đó là những chi tiết nhỏ bé, bình dị đến mức dễ bị bỏ qua. Nhưng chính sự tinh tế của nhà thơ, đã giúp ông tái hiện lại tất cả trong tác phẩm Hoa Bìm, từ đó tạo nên một bức tranh làng quê thân thương trong kí ức. Trong bức tranh ấy, có bờ giậu với những đóa hoa bìm tim tím, có con chuồn chuồn ớt, có cây hồng trĩu quả, có con nhện giăng tơ, có con cào cào, con dế mèn, con đom đóm. Xa xa, có cả con thuyền giấy trôi chập chờn trên dòng sông nước đục. Và mơ màng những trưa hè oi ả, ngồi lim dim trong khu vườn rộng lớn. Tất cả tạo nên một vẻ đẹp bình yên của những làng quê nông thôn Việt Nam. Với lời thơ mộc mạc, không hoa mĩ, cầu kì, tác giả Đức Mậu đã thành công khắc họa vẻ đẹp trong sáng, gần gũi của quê hương trong kí ức tuổi thơ của mình.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát- Mẫu 15

Bài thơ lục bát Về thăm mẹ của nhà thơ Đinh Nam Khương là bài thơ khiến em vô cùng cảm động về tình mẫu tử. Người mẹ trong bài thơ đã hiện lên gián tiếp qua từng đồ vật trong nhà. Đó là hũ tương, là chiếc nón mê, cái áo tơi, và cả đàn gà con với cái nơm tre. Người mẹ tần tảo sớm hôm, chăm lo cho gia đình, nên nơi đâu cũng có dáng mẹ, việc gì cũng có bàn tay mẹ chăm lo. Nhờ có mẹ tảo tần chịu khó, mà người con có một mái ấm yên bình, hạnh phúc. Những từ “xưa”, “lủn củn”, “hỏng vành” đã thể hiện được phần nào sự khó khăn, thiếu thốn của ngôi nhà. Nhưng ở đó, người mẹ vẫn cố gắng dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho con mình. Hình ảnh quả na cuối mùa được để dành lại trên cành đã nói lên tất cả tâm tư của mẹ. Dù là thứ nhỏ nhặt nhất, mẹ cũng nghĩ đến con, muốn để lại cho con. Ôi, tình mẹ thật là bao la và vĩ đại. Thứ tình cảm ấy đã được nhà thơ Nam Khương khắc họa bằng những hình ảnh trong sáng và giản dị nhất. Nhờ vậy, người đọc có thể cảm nhận được một cách tha thiết nhất tình mẫu tử quý giá trong bài thơ.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát- Mẫu 16

Bài thơ Về thăm mẹ của nhà thơ Đinh Nam Khương là một tác phẩm thơ chứa đựng những giá trị nhân văn sâu sắc về tình mẫu tử. Người mẹ trong bài thơ không trực tiếp xuất hiện, mà gián tiếp hiện lên qua hình dáng của những đồ vật trong ngôi nhà. Từ chum tương, bếp lửa, đàn gà con, đến cái áo tơi, nón mê, tất cả đều có bóng dáng tần tảo vun đắp của mẹ ở trong đó. Chính người mẹ ấy đã thầm lặng làm tất cả, chịu đủ vất vả, để giữ gìn mái ấm đơn sơ cho người con. Tình thương của mẹ được tác giả gói trong một hình ảnh “trái na cuối vụ”. Tuy chỉ là một trái na chín bình thường, nhưng đó là biểu tượng của tình mẹ cao cả. Những thứ gì ngon, đẹp mẹ đều dành lại phần con. Sự chắt chiu, nhường nhịn ấy là kết quả của một trái tim đầy tình yêu thương của mẹ. Thật đáng trân trọng biết bao tình mẫu tử thiêng liêng cao quý ấy!

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát- Mẫu 17

Trong những tác phẩm thơ đã được đọc, em đặc biệt ấn tượng với À ơi tay mẹ của nhà thơ Bình Nguyên. Đây là một bài thơ đậm chất trữ tình, với âm hưởng và giai điệu du dương như một ca khúc ru của mẹ. Điệp từ “À ơi” lặp đi lặp lại nhiều lần ở đầu các câu thơ đã ươm nhạc cho tâm hồn người đọc. Trong giai điệu dìu dặt, hấp dẫn ấy, em cảm nhận được tình mẹ thiêng liêng và cao cả. Bàn tay của mẹ nhỏ bé thế mà cũng to lớn như trời bể. Che mưa chắn gió, đem đến bình yên, an lành cho người con bé bỏng. Mẹ hi sinh tất cả chỉ mong con được ngon giấc, đủ đầy. Sự hi sinh vĩ đại không hỏi mong hồi đáp ấy, thử hỏi, còn có thể có ai ngoài người mẹ? Tất cả những cảm xúc yêu thương, trân quý của tình mẹ bao la đó, đã được nhà thơ Bình Nguyên truyền tải trọn vẹn vào bài thơ lục bát À ơi tay mẹ.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát- Mẫu 18

Bài thơ À ơi tay mẹ là một bài thơ lục bát rất hay và ý nghĩa. Điệp từ “à ơi” được lặp lại nhiều lần, tạo giai điệu du dương như một bản nhạc ru của mẹ thường ru con ngủ thuở còn thơ bé. Những hình ảnh trong bài thơ vừa mộc mạc, giản dị lại to lớn và bao la. Tựa như tình cảm của mẹ vậy. Hình ảnh bàn tay chính là hình ảnh người mẹ tảo tần, vì con mà làm tất cả mọi điều. Mẹ yêu thương, chở che, đùm bọc cho con, để con được sống hạnh phúc, đủ đầy. Thật thiêng liêng biết bao tình mẹ cao cả, vĩ đại ấy. Chẳng gì có thể tuyệt vời hơn thế nữa! Những cảm xúc yêu thương ấy, đã được thể hiện trọn vẹn trong bài thơ lục bát À ơi tay mẹ, qua hình ảnh đôi bàn tay của mẹ.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát- Mẫu 19

Công cha như núi Thái Sơn là bài ca dao quen thuộc mà bao thế hệ người dân ta đều nằm lòng. Bài thơ sử dụng hình ảnh so sánh, để giúp cụ thể hóa tầm thước của công cha và nghĩa mẹ. Vốn đó là những tình cảm trời bể không gì so sánh được, nay được ví với ngọn núi cao lớn nhất, với nguồn nước luôn đong đầy chẳng bao giờ cạn. Điều đó phần nào thể hiện được sự vĩ đại vô cùng của tình thương cha và mẹ. Từ đó, bài thơ khẳng định rằng, chúng ta phải biết yêu thương, hiếu kính với cha mẹ của mình. Sống sao cho cha mẹ được vui vẻ, hạnh phúc, chẳng phải phiền lòng. Có như thế, mới làm tròn chữ hiếu, xứng đáng với công ơn sinh thành của mẹ cha.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát- Mẫu 20

Bài thơ À ơi tay mẹ của nhà thơ Bình Nguyên thực sự là một khúc ru chứa chan tình mẫu tử thiêng liêng, cao quý. Hình ảnh người mẹ được sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ, hiện lên qua biểu tượng bàn tay. Chính bàn tay tưởng như nhỏ bé ấy, lại có thể làm tất cả mọi việc. Từ chắn mưa, chặn bão đến chắt chiu, may vá, bế bồng. Trăm việc ngàn công đều do bàn tay mẹ, ấy thế mà sao mẹ vẫn dịu dàng, vẫn yêu thương, vẫn cho con đủ đầy ấm áp? Có lẽ, đó chính là sức mạnh vĩ đại của tình mẹ. Trên thế gian này, chẳng có thứ tình cảm nào có thể thiêng liêng hơn cả tình mẹ. Những nỗi niềm cao cả ấy, được nhà thơ Bình Nguyên đưa vào tác phẩm thơ uyển chuyển như một lời hát ru. Đó là lời ca, là lời tâm tình, là lời nguyện đáp của người mẹ dành cho thiên thần bé bỏng của mình. Thật ý nghĩa làm sao những áng thơ dịu dàng ấy!

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát- Mẫu 21

Nói về công lao sinh thành dưỡng dục lớn lao của cha mẹ, dân gian ta vẫn thường ca ngợi:

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Hình ảnh núi Thái Sơn cao lớn, hùng vĩ được dùng để so sánh với công cha vĩ đại. Còn biểu tượng suối nguồn luôn đong đầy bất tận được dùng để ví với tình mẹ thiết tha. Công cha, nghĩa mẹ vốn là những thứ không có hình dáng cụ thể, nay được tác giả dân gian so sánh với các sự vật cụ thể. Nhờ thế, giúp người đọc dễ dàng liên tưởng và cảm nhận được sự to lớn, vĩ đại và vô tận của tình cảm cha mẹ dành cho con cái. Qua đó, nhắn nhủ đến những người con cần phải quý trọng và biết ơn cha mẹ của mình. Chớ phụ những công lao lớn như trời bể ấy. Đó là bài học quý giá mà cha ông ta gửi gắm đến con cháu qua câu ca dao Công cha như núi Thái Sơn.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát- Mẫu 22

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Câu ca dao đã cơ ngợi về sự vĩ đại của cha mẹ đối với con cái. Sự hi sinh to lớn ấy là một khái niệm trừu tượng, khó nắm bắt. Nay được tác giả dân gian sử dụng biện pháp so sánh để cụ thể hóa. Nghĩa mẹ được ví như nước trong nguồn – thứ bắt nguồn của sự sống của những con sông, dòng suối, của những làng mạc, hoa màu dọc nơi mạch nước chảy qua. Nguồn nước ấy luôn đong đầy, dịu dàng, bất tận như tình mẹ bao la không bao giờ cạn. Công lao, sự hi sinh của cha được ví với ngọn núi Thái Sơn – đó là ngọn núi cao nhất, vĩ đại nhất, không gì sánh được. Tựa như cha là ngọn núi lớn, vì con che mưa chắn gió, gánh vác cả một gia đình. Có thể nói, trên đời này không gì có thể vĩ đại hơn tình yêu mà cha mẹ dành cho con cái. Tình cảm ấy xuất phát từ chính trái tim yêu thương, không thể bị thay đổi hay mua chuộc. Tình cảm ấy thiêng liêng và trân quý tột cùng.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát- Mẫu 23

Ông cha ta có câu:

Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Câu thơ lục bát trên đã sử dụng hai hình ảnh so sánh rất gần gũi và sinh động. Những tình cảm trừu tượng như công cha và nghĩa mẹ, nay được ví von với núi cao và biển Đông – hình ảnh cụ thể, trực diện. Nhờ thế, người nghe có thể dễ dàng cảm nhận và thấu hiểu được sự vĩ đại, vô tận đến khó mà tưởng được của công cha nghĩa mẹ. Càng hiểu được sự hi sinh lớn lao của bậc sinh thành, những người làm con lại càng phải thêm yêu thương, kính trọng và hiếu thảo với cha mẹ của mình. Bởi có như thế mới xứng đang với công lao trời bể của phụ mẫu. Đó là bài học quý giá mà cho ông ta gửi gắm trong câu ca dao trên.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát- Mẫu 24

Bài thơ lục bát Công cha như núi ngất trời là bài ca dao hay và ý nghĩa. Mượn hình ảnh so sánh, tác giả dân gian đã cụ thể hóa hình tượng công ơn của cha và mẹ. Vốn dĩ, đó là những điều chỉ có thể cảm nhận được, không có sắc vóc cụ thể, lại lớn lao, không gì sánh được. Nhưng ở đây, tất cả đã được cụ thể hóa bằng ngọn núi cao lớn nhất, vùng biển mênh mông, rộng lớn và đầy ắp. Từ đó, phần nào khắc họa được ấn tượng về sự to lớn, mênh mông của công lao cha mẹ. Từ đó, nhắn nhủ những người con cần phải biết ơn, yêu thương và kính trọng cha mẹ mình. Lấy chữ hiếu làm đầu, không phụ tấm lòng của mẹ cha.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát- Mẫu 25

Ông cha ta vẫn thường nói với con cháu rằng:

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Núi Thái Sơn vững chãi cao vời vợi ai cũng biết. Nước trong nguồn lúc nào cũng đầy ắp, bao dung nuôi nấng biết bao con sông ai cũng tỏ. Vì vậy, ông cha ta đã dùng hai hình ảnh đó để so sánh với công cha và nghĩa mẹ – những điều không có dáng hình cụ thể. Nhờ đó, giúp người con cảm nhận rõ ràng sự to lớn, vĩ đại đến không thể nào đo lường được của tình cảm mà cha mẹ dành cho con cái. Càng hiểu được điều đó, chúng ta lại càng thêm biết ơn, kính trọng và yêu thương cha mẹ của mình. Bài học quý giá trên chính là điều mà ông cha ta muốn gửi gắm thông qua câu ca dao Công cha như núi Thái Sơn.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát- Mẫu 26

Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.

Tác giả dân gian đã lựa chọn núi cao và biển rộng để so sánh với công cha và nghĩa mẹ. Ngọn núi cao chọc trời vừa to lớn lại vững chãi, chính là bờ vai vững chắc luôn sẵn sàng che chắn cho con. Biển Đông rộng lớn, dạt dào, chính là tình thương luôn đong đầy, bao dung của mẹ. Mẹ và cha luôn yêu thương, sẵn sàng hi sinh tất cả vì đứa con của mình mà chẳng cần hồi đáp. Thứ tình cảm ấy thiêng liêng và cao quý vô cùng. Không một điều gì có thể so sánh hay làm lu mờ điều đó cả. Qua hình ảnh đó, tác giả dân gian muốn nhắn nhủ tới chúng ta đạo làm con – phải sống sao cho xứng đáng với công cha nghĩa mẹ cao lớn như trời bể ấy. Đó chính là ý nghĩa của câu ca dao Công cha như núi ngất trời.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát- Mẫu 27

Bài thơ Chăn trâu đốt lửa của nhà thơ Đồng Đức Bốn là một bài thơ được viết theo thể lục bát quen thuộc. Bao trùm lên bài thơ là không gian đồng quê trong sáng, mộc mạc vào buổi đầu đông. Với hình ảnh cánh đồng, rơm rạ và cả con diều đang chao lượn trên cao. Tất cả phác họa một không gian rộng lớn và thoáng đãng. Trong bầu không ấy, gió đông se lạnh từ từ len lỏi vào, đem đến những bâng khuâng khó tả. Hòa với đó, là chút gì đó tiếc nuối khi củ khoai mới vùi vào đốm lửa nay đã cháy thành tro. Sự nuối tiếc ấy, không chỉ là vì củ khoai, mà còn vì một ngày đẹp trời nay đã đi đến cuối. Hoặc cũng có lẽ, là vì mùa thu đã đi qua, mùa đông lạnh lẽo đã cập bờ. Những cảm xúc ấy không mãnh liệt mà bàng bạc, nhẹ nhàng lay động trái tim người đọc. Nó tạo nên những rung động tinh tế mà tha thiết, khó bỏ qua được cho bài thơ Chân trâu đốt lửa.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát- Mẫu 28

Chăn trâu đốt lửa trên đồng
Rạ rơm thì ít, gió đông thì nhiều
Mải mê đuổi một con diều
Củ khoai nướng để cả chiều thành tro.

Bài thơ lục bát trên của nhà thơ Đồng Đức Bốn đã gợi lên được những cảm xúc đặc biệt trong lòng người đọc. Những chi tiết như rạ rơm, con diều, chăn trâu… đã khắc họa một bức tranh đồng quê bình dị, mộc mạc. Trong bức tranh ấy, nhân vật trữ tình hiện lên qua loạt hành động chăn trâu, đốt lửa, mải mê đuổi theo một cánh diều. Sự ngây thơ, hồn nhiên của một đứa trẻ trong khung cảnh chiều đầu đông thật bình yên đến lạ. Cuối bài thơ, hình ảnh củ khoai nướng bị bỏ quên đến hóa thánh tro, khiến cho không chỉ nhân vật mà cả người đọc cũng cảm nhận được sự nuối tiếc man mác. Đó là những cảm xúc mông lung, nhẹ nhàng trước những biến chuyển của không gian trong buổi chiều đầu đông. Tất cả được nhà thơ tinh tế khắc họa qua bài thơ lục bát Chăn trâu đốt lửa.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát- Mẫu 29

Chân trâu đốt lửa là một bài thơ lục bát ngắn, mang đậm hơi thở đồng nội của vùng nông thôn miền Bắc. Tác giả đã khéo léo chọn lọc những hình ảnh đẹp, mộc mạc và tiêu biểu nhất để vẽ nên bức tranh đồng quê thân thuộc. Đó là những rạ rơm, là cánh diều, là con trâu. Tất cả hiện lên trong làn gió đông man mác, se lạnh, cùng làn khói nhẹ nhẹ của củ khoai nướng, phác họa không gian mờ ảo, thần tiên. Ở đó, có chú bé chăn trâu ngây thơ, còn ham chơi. Vì mải mê thả diều mà quên mất củ khoai nướng trong rơm khô. Củ khoai nướng cháy rồi, cậu bé tiếc lắm. Cái tiếc nuối ấy man mác, rải rắc trong không gian. Có lẽ là cậu tiếc củ khoai thơm ngon, cũng có thể cậu tiếc một chiều rong chơi đã kết thúc, đã đến lúc trở về nhà rồi. Những hình ảnh ấy bình dị, mộc mạc mà chân thực. Khiến ai cũng có thể bắt gặp chính mình rong bức tranh làng quê ấy.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát- Mẫu 30

Hoa sen là loài hoa quen thuộc, được người dân Việt Nam hết sức yêu quý. Trong bài thơ lục bát Trong đầm gì đẹp bằng sen, hình ảnh tươi đẹp, thánh khiết của loài hoa này đã được khắc họa rõ nét. Ở câu thơ đầu tiên, nhà thơ khẳng định vị trí không gì sánh bằng của sen ở trong hồ. Để tới câu thơ thứ hai và thứ ba thì mới miêu tả vẻ đẹp của hoa sen từ ngoài vào trong, rồi lại từ trong ra ngoài. Xanh của lá, hồng của cánh hoa, vàng của nhị, màu nào cũng đẹp, cũng sáng tươi. Đặc biệt, ở câu thơ thứ tư, tác giả không chỉ miêu tả phẩm chất của loài hoa sen, mà còn mượn hoa sen để khẳng định vẻ đẹp của con người đất Việt. Đó là sự trong sạch, liêm khiết, thẳng thắn, không bị hoàn cảnh khó khăn làm khuất phục, làm xấu đi. Có lẽ chính bởi vì thế, mà tuy không chính thức, nhưng vẫn có rất nhiều người xem hoa sen là quốc hoa của Việt Nam ta.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát- Mẫu 31

Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn

Đó là một bài ca dao quen thuộc với tất cả chúng ta. Hình ảnh đóa hoa sen xinh đẹp khó gì sánh bằng trong đầm nước đã đi vào biết bao trang thi ca nhạc họa. Thủ pháp điệp vòng được vận dụng tinh tế ở câu thơ thứ hai và thứ ba, đã tạo nên nhạc điệu thú vị cho cả bài ca dao. Dù mọc lên từ trong bùn lầy, nhưng đóa hoa sen vẫn vươn thẳng về phía trước, đón lấy ánh mặt trời, tỏa hương thơm ngào ngạt. Đó cũng chính là hình ảnh biểu trưng cho con người Việt Nam. Dù chân lấm tay bùn, dù hoàn cảnh khó khăn, người dân ta vẫn giữ vẹn nguyên những phẩm chất quý giá. Vẫn không ngừng cố gắng tiến về tương lai tươi đẹp phía trước. Niềm tự hào về những người con đất Việt ấy, đã được tác giả dân gian tinh tế gói lại trong bài ca dao qua biểu tượng đóa sen.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát- Mẫu 32

Trong kho tàng ca dao khổng lồ của Việt Nam, em đặc biệt yêu thích bài ca dao:

Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Ngay câu thơ đầu tiên, tác giả dân gian đã khẳng định vẻ đẹp độc nhất của hoa sen trong đầm nước. Đó không chỉ là vẻ đẹp ngoại hình với bông trắng, nhị vàng, lá xanh. Mà hơn hết, còn là vẻ đẹp tâm hồn luôn tinh khiết, trong sạch, dù sống và vươn lên từ trong bùn lầy của loài hoa này. Với những phẩm chất ấy, đóa sen đã trở thành biểu tượng cho những người dân Việt Nam. Dù cuộc sống có khó khăn, vất vả, dù cho phải đối mặt với những kẻ thù lớn mạnh, thì chúng ta vẫn chưa bao giờ khuất phục. Vượt qua đêm trường tối tăm, chúng ta vẫn tiến về phía trước với những phẩm chất tốt đẹp. Thật đáng quý biết bao những con người kiên cường bất khuất, chịu thương chịu khó ấy. Niềm tự hào đó được tác giả thể hiện qua từng câu thơ của bài ca dao trên.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát- Mẫu 33

Bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen, được viết với thể thơ lục bát quen thuộc, tạo nên nhịp thơ gần gũi, dễ cảm. Ba câu đầu bài thơ, đã miêu tả vẻ đẹp đặc trưng của đóa sen trong hồ. Ngay đầu là lời khẳng định vị trí độc nhất của loài sen, nhưng chỉ trong phạm vi đầm nước, vì thế tránh đi sự ghen tị của các loài hoa khác. Hai câu thơ tiếp theo, là hình ảnh đóa hoa sen với màu sắc tươi sáng, hài hòa. Tác giả dân gian miêu tả từ ngoài vào trong (lá, cánh hoa, nhị), rồi lại tả từ trong ra ngoài, như để dò xét cho thật kĩ, xem đóa hoa có thực xứng với vị thế như đã khẳng định không. Câu thơ thứ tư, tác giả ngợi ca sự thanh khiết, gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn của hoa sen. Đồng thời mượn ý thơ đó, để thể hiện sự tự hào về phẩm chất trong sạch, trung thực, thẳng thắn, không bị hoàn cảnh khó khăn làm khuất phục, biến chất của người dân ta. Có thể nói, bài thơ tuy ngắn, nhưng đã mang trong mình ý nghĩa và giá trị sâu sắc vô cùng.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát- Mẫu 34

Bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà được viết bằng thể thơ lục bát – một thể thơ dân gian đặc sắc của dân tộc ta. Đến với bài thơ, người đọc được chiêm ngưỡng một vẻ đẹp mộc mạc đậm chất trữ tình của vùng Hồ Tây vào buổi sớm tinh mơ. Khi những sương mờ vẫn còn giăng mắc, dùng dằng chẳng tắt trên khắp không gian, tạo nên cảnh tượng lãng mạn, lâng lâng như chốn bồng lai tiên cảnh. Lúc này, gió thổi là là, làm đung đưa cành trúc, nhưng cũng chưa đủ mạnh để tạo nên tiếng xào xạc. Chỉ có văng vẳng tiếng chuông chùa Trấn Vũ đưa từ xa tới, kéo từng hồi từng hồi, đem đến sự linh thiêng cho chốn tiên cảnh này. Cùng với đó, lại là từng hồi tiếng chày giã gạo, hay tiếng chày giặt áo bên bờ hồ. Âm thanh ấy mang lại dư vị của cuộc sống thường nhật, mang hơi thở của chốn trần gian, xua đi sự vắng lặng, lạnh lẽo của khung cảnh thiên nhiên. Có thể nói, bài ca dao đã khắc họa một cách tinh tế và ý nhị vẻ đẹp độc đáo của chốn Hồ Tây lúc bình minh. Gợi lên những rung cảm khó tả trong lòng người đọc.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát- Mẫu 35

Bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà là một bài ca dao vô cùng quen thuộc khắc họa vẻ đẹp trữ tình của Hồ Tây thuộc thủ đô Hà Nội. Bao trùm toàn bài thơ là vẻ đẹp lắng đọng và bình yên. Với cành lá trúc đung đưa trong gió thoảng, với mặt hồ phẳng lặng như tấm gương soi, với làn khói mờ giăng mắc khắp không gian. Ở đó, văng vẳng tiếng chuông chùa thánh khiết, xen lẫn tiếng chày giã gạo mộc mạc. Vẻ đẹp của chốn bồng lai hòa vào với vẻ đẹp của cuộc sống thường nhật. Tạo nên một Tây Hồ rất riêng mà không nơi nào giống được.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát- Mẫu 36

Bài thơ lục bát Chuyện cổ nước mình là một tác phẩm thơ tràn ngập niềm tự hào và yêu thương mà tác giả dành cho những câu chuyện cổ của nước ta. Ngay đầu bài thơ, tác giả đã khẳng định tình yêu của mình với truyện cổ, đồng thời chia sẻ những giá trị nhân văn của những câu chuyện ấy. Qua những nhân vật cổ tích, những tình huống bất ngờ, các câu chuyện dạy cho chúng ta những bài học ý nghĩa trong cuộc sống. Hướng chúng ta tới những điều hay, lẽ phải. Không chỉ thế, những câu chuyện cổ ấy còn là cầu nối để gắn kết thế hệ cha ông và con cháu ngày hôm nay. Chúng ta sẽ được gặp gỡ, thấu hiểu nhau hơn qua những câu chuyện cổ, về những phong tục tập quán, ước mơ và khát vọng của lúc bấy giờ. Đó chính là giá trị cao cả của truyện cổ mà nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ luôn tự hào.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát- Mẫu 37

Chuyện cổ nước mình là một bài thơ lục bát với nhịp thơ có tiết tấu nhịp nhàng như bài đồng dao, chứa đựng những cảm xúc chân thành của nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ dành cho truyện cổ nước nhà. Đó là tình yêu thương, là niềm tự hào, trân quý. Tác giả yêu những câu chuyện cổ, bởi những câu chuyện ấy không chỉ hay, mà còn ẩn chứa những bài học nhân văn, giá trị cho con người. Tác giả tự hào, bởi những đạo lý, tư tưởng cao cả mà cha ông ta gửi gắm trong từng câu chuyện. Và trân quý, bởi chính những câu chuyện cổ ấy, là cả một vũ trụ chứa đựng biết bao điều về cuộc sống, ước mơ, hoài bão của cha ông ta của rất lâu về trước. Chính các câu chuyện ấy đã là sợi dây nối liền hai chiều lịch sử, gắn kết những thế hệ cách xa lại với nhau. Những câu chuyện cổ đã làm trọn sứ mệnh cao cả của mình trong suốt mấy trăm năm lịch sử như thế đó.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát- Mẫu 38

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Bài ca dao trên làm xúc động lòng người bởi đã gợi nên công ơn trời bể của cha mẹ đối với những người con thân yêu của mình. Mở đầu bài ca dao, tác giả dân gian nhắc đến “công cha”, “nghĩa mẹ”. Đó là công sinh thành, dưỡng dục; Đó là ơn nghĩa mang nặng đẻ đau và những yêu thương mẹ dành cả cho con. Ví “công cha”, “nghĩa mẹ” như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, tình mẫu tử so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Ví công cha với núi ngất trời là khắng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng và sự dạt dào. Đây cùng là một nét riêng trong tâm thức của người Việt. Hình ảnh người cha thì rắn rỏi, mạnh mẽ, cha như cột trụ trong gia đình. Hình ảnh mẹ không lớn lao, kì vĩ nhưng sâu xa, rộng mở và dạt dào cảm xúc hơn. Đối công cha với nghĩa mẹ, núi với biển là cách diễn đạt quen thuộc, đồng thời cùng làm cho các hình ảnh được tôn cao thêm, trở nên sâu sắc và lớn lao hơn. Phép so sánh trên đã làm nổi bật một ý nghĩa sâu xa: công ơn cha mẹ vô cùng to lớn, không thể nào cân đong đo đếm hết được: “Núi cao bể rộng mênh mông”. Bởi vậy, kết lại bài ca dao, tác giả dân gian đưa ra lời nhắn nhủ: “Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”. Nhắc đến “cù lao chín chữ” là nhắc đến công ơn mang nặng đẻ đau, công ơn sinh thành dưỡng dục nuôi nấng con thành người của cha của mẹ. Để có con khôn lớn hôm nay, cha mẹ đã trải qua bao vất vả, đau đớn, cực nhọc,… Bởi vậy, nghĩ đến công ơn cha mẹ, bài ca dao thiết tha nhắn nhủ những người con “ghi lòng con ơi!” những công ơn trời bể ấy. Tiếng “ơi!” vang lên thể hiện tình cảm tha thiết, mong muốn chân thành cảm động của tác giả dân gian. Bài ca dao khép lại để lại trong lòng người đọc niềm xúc động thiêng liêng về công ơn trời bể của những đấng sinh thành. Và hơn thế là định hướng về cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha cho mẹ.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát- Mẫu 39

Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống như chung một giàn

Câu ca dao như một lời căn dặn về tình yêu thương đùm bọc giữa con người trong cuộc sống. “Bầu và bí” tuy là hai giống khác nhau nhưng lại được trồng chung một mảnh đất, leo chung một giàn, tức là cùng chung cảnh ngộ, có chung một điều kiện sống, chớ có ghét bỏ nhau, mà phải thương lấy nhau. Bằng cách diễn đạt kín đáo thường gặp của ca dao, tục ngữ, đằng sau biện pháp nhân hóa, câu ca dao này ngụ một ẩn ý sâu xa, một lời khuyên vừa kín đáo vừa chân thành, một lời kêu gọi thiết tha cho con người. Người ta ở đời, không phải ai cũng như ai, người ta có thể “khác giống”, khác nhau về nguồn gốc, về hoàn cảnh, điều kiện sống riêng, có người là “giống bầu”, có người là “giống bí”. Nhưng bên trên những cái khác nhau đó, nhiều người, nhiều lúc, lại có chỗ giống nhau, cùng sống chung trong những điều kiện, những cảnh ngộ như nhau, cùng “chung một giàn” với nhau. Như vậy, câu ca dao trên đã đem đến cho mỗi người một bài học thật sâu sắc. Tình yêu thương luôn đem đến những giá trị tốt đẹp cho cuộc sống của mỗi chúng ta.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát- Mẫu 40

Từ xa xưa cha ông ta đã hiểu rõ về vai trò và tình cảm yêu thương, gắn bó của những người con cùng sống với nhau dưới một mái nhà. Bên cạnh tình mẫu tử vô cùng thiêng liêng, cao đẹp thì tình nghĩa anh em cũng được xem là tình cảm thắm thiết, sâu sắc và là nguồn cảm hứng vô tận trong âm nhạc và thi ca:

Anh em như thể tay chân

Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần

Tình nghĩa anh em trong gia đình là gì? Đó là một hình ảnh, khái niệm quen thuộc trong cuộc sống nhưng lại ít ai quan tâm đề cập đến. Tình cảm anh em là tình cảm giữa những người con cùng một huyết thống, cùng máu thịt, cùng sống chung một mái nhà và cùng được nuôi dưỡng bằng một nguồn suối yêu thương có những tình cảm thiêng liêng, gắn bó và giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Tình cảm anh em còn được hiểu như khi không còn cha mẹ, người thân thì anh em phải biết thương yêu, che chở, đùm bọc cho nhau trước những khó khăn, hoạn nạn. Từ thuở bé, ta vẫn thường được đọc hay nghe kể những câu chuyện cổ tích cảm động về tình cảm anh em như “Hoa dâm bụt”, “ Sự tích trầu cau”,.… Tuy mỗi câu chuyện đều mang một nội dung và sắc thái khác nhau nhưng cùng chung một điểm nổi bật mà người xưa muốn gửi gắm, đó là tô đậm tình yêu thương giữa những người anh em trong một nhà. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều truyện phê phán anh em không biết yêu thương mà tranh giành, ghen tị với em mình như “Ăn khế trả vàng”, Hà rầm hà bạc”,…

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát- Mẫu 41

Bài thơ “Về thăm mẹ” của tác giả Đinh Nam Khương để lại nhiều ấn tượng sâu đậm trong tâm hồn người đọc. Trước hết là bởi bài thơ vẽ nên một bức tranh cuộc sống bình dị với bao vật quen thuộc nơi làng quê như: chum tương, nón mê, áo tơi, bù nhìn, đàn gà, cái nơm… Chính từ không gian làng quê yên bình. Từ khoảng lặng trong tâm hồn, người đọc lại càng xúc động trước hình ảnh của những người mẹ Việt Nam tảo tần, giàu đức hi sinh. Cả đời mẹ gió sương, vất vả sớm lo toan cho gia đình. Đời mẹ luôn nghĩ cho con, dành những điều tốt đẹp nhất cho con: “Bất ngờ rụng ở trên cành – Trái na cuối cùng của mẹ dành cho con”. Những “món quà” giản dị nhưng chan chứa tình yêu thương vô bờ bến của mẹ khiến con xúc động, rưng rưng khó nói thành lời: “Nghẹn thương mẹ nhiều hơn…”. Dấu chấm là một khoảng lặng, cho thấy con không lớn, trưởng, đã tìm hiểu những khó khăn, gian khổ của đời mẹ. Và cũng bởi vậy, bài thơ nên viết từ những câu chuyện “đơn giản ngày thường” nhưng ấm áp, thân thương, cảm xúc khiến trái tim người đọc cảm động.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát- Mẫu 42

Trong chương trình Ngữ Văn 6 em đã được tìm hiểu rất nhiều bài thơ lục bát, những bài thơ để lại nhiều ấn tượng sâu sắc nhất là bài thơ “Về thăm mẹ” của tác giả Đinh Nam Khương. Đây là một bài thơ sâu sắc khi viết về đề tài tình cảm gia đình. Ở đó em thấy sự xót xa thương mẹ vô cùng của người con khi về thăm quê. Chứng kiến cảnh sống giản dị đơn sơ của mẹ với “chiếc nón mê đã cũ” “áo tơi đã cộc”, mặc dù vậy nhưng mẹ vẫn lo toán vun vén cho căn nhà của mình để chờ con về mẹ vẫn nấu tương vẫn nuôi gà mấy chú gà dường như là màu sắc tươi tắn duy nhất nổi bật trên cảnh sống đơn xơ, u ám của mẹ. Đặc biệt hơn cảm xúc của người con còn trào dâng, xúc động khi ngước mắt nhìn thấy những quả na cuối vụ mẹ vẫn phần mình. Chỉ từ những điều rất nhỏ nhặt giản dị, đơn sơ ở cuộc sống thường ngày thôi nhưng ta thấy được tình cảm gia đình, tình mẫu tử thiêng liêng và da diết. Bài thơ “Về thăm mẹ” không chỉ là một bài thơ hay mà còn là một bài học dạy tôi phải biết yêu thương, quan tâm, lo lắng hơn với những người thân yêu của mình.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát- Mẫu 43

“Đường lên xứ Lạng bao xa?
Cách một trái núi với ba quãng đồng.
Ai ơi đứng lại mà trông:
Kìa núi thành Lạng, kìa sông Tam Cờ”

Bài ca dao nổi tiếng gợi nhắc người đọc về mảnh đất xứ Lạng hùng vỹ nhưng không kém phần nên thơ. Mở đầu bài thơ là một câu hỏi tư từ “Đường lên xứ Lạng bao xa?” nhưng lại giống như một lời gợi mở. Tưởng rằng con đường lên xứ Lạng chẳng cách bao xa. Nhưng thực tế lại “cách một trái núi với ba quãng đồng” cho thấy sự xa xôi, cách trở của mảnh đất này. Từ đó, chúng ta thấy được hết sự hùng vĩ, rộng lớn của mảnh đất xứ Lạng. Những địa danh như núi thành Lạng, những sông Tam Cờ đều là những địa danh nổi tiếng của vùng đất quê hương này. Khi đọc bài ca dao này, chúng ta càng yêu thêm khung cảnh của mảnh đất xứ Lạng.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát- Mẫu 44

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Bài ca dao này đã làm xúc động lòng người bởi đã gợi nên công ơn trời bể của cha mẹ đối với những người con thân yêu của mình. Tác giả dân gian nhắc đến “công cha”, “nghĩa mẹ”, đó là công sinh thành, dưỡng dục; đó là ơn nghĩa mang nặng đẻ đau và những yêu thương mẹ dành cả cho con. Ví “công cha”, “nghĩa mẹ” như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, tình mẫu tử so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Ví công cha với núi ngất trời là khẳng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng và sự dạt dào. Đây cũng là một nét riêng trong tâm thức của người Việt. Hình ảnh người cha thì rắn rỏi, mạnh mẽ, cha như cột trụ trong gia đình. Hình ảnh mẹ không lớn lao, kì vĩ nhưng sâu xa, rộng mở và dạt dào cảm xúc hơn. Bởi vậy, nghĩ đến công ơn cha mẹ, bài ca dao thiết tha nhắn nhủ những người con “ghi lòng con ơi!” những công ơn trời bể ấy. Và hơn thế là định hướng về cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha cho mẹ.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát- Mẫu 45

Ông cha ta từng viết:

Con người có cố, có ông,

Như cây có cội, như sông có nguồn.

Đây là một trong những bài ca dao hay nhất thuộc chủ đề tình cảm gia đình. Bài ca dao nói về sự thủy chung mà con cháu dành cho tổ tiên của mình. Nhắc nhở chúng ta nhớ ơn đến tổ tông nòi giống và còn rộng lớn hơn nữa. Hình ảnh so sánh con người giống như cây, như sông. Cây có gốc, sông có thượng nguồn, nơi bắt đầu để chúng phát triển, sinh sôi. Con người cũng thế, nhờ ông bà, tổ tiên thì mới có chúng ta ngày hôm nay. Bài ca dao sử dụng thể thơ lục bát quen thuộc, nêu lên một cách giản dị và dễ hiểu, muốn nhắn nhủ con cháu phải nhớ ơn ông bà tổ tiên, không được vong ơn bội nghĩa. Hình ảnh thơ quen thuộc, dung dị như một lời nhắc nhở về sự biết ơn những thế hệ đi trước. Qua đó, bài ca dao đã bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến ông bà, tổ tiên và cả những thế hệ đi trước từ rất lâu.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát- Mẫu 46

Ca dao gửi gắm nhiều bài học giá trị, trong đó em đặc biệt ấn tượng với câu:

“Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy”

Nội dung của câu ca dao nói về mối quan hệ giữa anh, chị và em trong một gia đình. Cụm từ “anh em” mang tính đại diện cho anh, chị và em trong một gia đình. Đầu tiên, tác giả dân gian đã khẳng định rằng “anh em” không phải là những người xa lạ, mà là có máu mủ, ruột thịt. Họ đều cùng một cha mẹ sinh ra, cùng sống trong một gia đình. Đến hai câu tiếp theo, tác giả dân gian khẳng định rằng giữa anh, chị và em cần phải biết “yêu nhau như thể tay chân”. Cách so sánh khá độc đáo, bởi “tay” và “chân” vốn là những bộ phận trên cơ thể của con người, ảnh hưởng lẫn nhau và đều vô cùng quan trọng. Tay có thuận, thì chân mới bước và giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, phát triển. Giống như anh em trong một gia đình, có hòa thuận và yêu thương lẫn nhau. Từ đó, gia đình mới êm ấm, hạnh phúc. Như vậy, bài ca dao đã đem đến cho em một lời khuyên vô cùng hữu ích.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát- Mẫu 47

Trong kho tàng ca dao Việt Nam, em cảm thấy vô cùng ấn tượng và yêu thích bài:

“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng
Nhụy vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

Bài ca dao có hai lớp nghĩa, nghĩa đen miêu tả vẻ đẹp của hoa sen, nghĩa bóng nói về vẻ đẹp phẩm chất của con người. Mở đầu bài thơ, với việc sử dụng câu hỏi tu từ “Trong đầm gì đẹp bằng sen?” là một lời khẳng định vẻ đẹp tuyệt vời của hoa sen trước những loài hoa rực rỡ khác. Tiếp đến là những đặc điểm nổi bật của hoa sen được khắc họa. Những gam màu chủ đạo của hoa sen là màu xanh của lá, màu trắng của hoa, màu vàng của nhị. Đó đều là những màu sắc tươi sáng, gợi sự thanh nhã. Cách sử dụng điệp ngữ “nhị vàng”, “bông trắng” và “lá xanh” nhằm gợi ra hình ảnh tả thực những cánh hoa xếp tầng tầng lớp lớp tạo nên những bông hoa. Câu thơ cuối cùng “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, hoa sen vốn sinh trưởng trong môi trường đầm lầm – một nơi có rất nhiều bùn. Mà đặc tính của bùn là có mùi hôi tanh, rất khó chịu. Mặc dù sống trong môi trường như vậy, nhưng hoa sen vẫn có mùi thơm ngát dịu dàng. Cũng giống như con người Việt Nam có lối sống giản dị, mộc mạc. Nhưng họ lại có phẩm chất tốt đẹp, cao quý. Sống trong hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn giữ được tâm hồn thanh cao. Bài thơ sử dụng thể thơ lục bát giàu cảm xúc, ngôn ngữ mộc mạc kết hợp với các biện pháp tu từ thật đặc sắc. Có thể thấy, đây là một bài ca dao ngắn gọn nhưng đã thể hiện được những vẻ đẹp của con người Việt Nam.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát- Mẫu 48

Ca dao Việt Nam có rất nhiều bài nói về công ơn của cha mẹ, nhưng tôi cảm thấy yêu thích nhất là bài:

“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Qua bài ca dao, tác giả dân gian đã khẳng định công ơn to lớn của đấng sinh thành, và qua đó khuyên nhủ con cái phải biết hiếu thảo với cha mẹ. Không chỉ nội dung ý nghĩa, mà nghệ thuật được sử dụng cũng khiến tôi cảm thấy ấn tượng. “Công cha” được so sánh với “núi Thái Sơn” – một ngọn núi có thật ở Trung Quốc. Đây là ngọn núi cao, có địa hình hiểm trở và từng trở thành cảm hứng sáng tác của nhiều nhà văn nhà thơ. Khi so sánh công ơn dưỡng dục của người cha với núi Thái Sơn, mỗi người mới hiểu hết được sự lớn lao của cha. Trên hành trình của sự trưởng thành, cha chính là người dạy dỗ con những điều hay lẽ phải, hướng con trở thành một người có đạo đức. Tiếp đến là “nghĩa mẹ” được so sánh với hình ảnh “nước trong nguồn chảy ra” – dòng nước mát mẻ và tinh khiết. Hình ảnh so sánh gợi nhắc về những hy sinh của mẹ. Người mẹ mang nặng đẻ đau suốt chín tháng mười ngày, sinh con ra và chăm sóc con từng miếng ăn giấc ngủ. Con lớn lên nhờ dòng sữa trong trẻo và ngọt ngào của mẹ. Ngay cả khi trưởng thành, dù có bất cứ khó khăn gì, đứa con vẫn đều tìm về bên mẹ để được vỗ về, yêu thương. Như vậy, bài ca dao đã đem đến cho tôi bài học suy ngẫm sâu sắc.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát- Mẫu 49

Ca dao đã có rất nhiều câu ca ngợi công ơn lớn lao của cha mẹ. Một trong số đó là bài ca dao:

Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”

Bài ca dao đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh cái trừu tượng với cái cụ thể. Đó là “công cha” với “núi Thái Sơn”, “nghĩa mẹ” với “nước ở ngoài biển Đông” giúp chúng ta thấy rõ được công lao to lớn của đấng sinh thành. Họ không chỉ ban tặng cho chúng ta sự sống, mà còn nuôi dưỡng và giáo dục chúng ta nên người. Bởi vậy mà lời nhắc nhở “Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi” quả thật đúng đắn. Chín chữ cù lao ở đây gồm có sinh (đẻ), cúc (nâng đỡ), phủ (vuốt ve), súc (cho bú, cho ăn), trưởng (nuôi cho lớn), dục (dạy dỗ), cố (trông nom), phục (theo dõi tính tình mà uốn nắn), phúc (che chở). Có biết được chín chữ này, chúng ta mới thấu được nỗi vất vả của người cha, người mẹ. Để từ đó, mỗi người cần sống có trách nhiệm hơn, biết hiếu thảo với cha mẹ. Bài ca dao đã gửi gắm một bài học thật ý nghĩa.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát- Mẫu 50

Dân tộc Việt Nam có phẩm chất tốt đẹp, điều đó đã được thể hiện qua bài ca dao:

“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng
Nhụy vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

Bài ca dao đã mượn hình ảnh hoa sen để ẩn dụ cho phẩm chất của con người. Mở đầu là một câu hỏi tu từ “Trong đầm gì đẹp bằng sen?” như một lời khẳng định rằng trong đầm có nhiều loài hoa rực rỡ, nhưng không có bất cứ loài hoa nào có thể sánh được với hoa sen. Hai câu ca dao tiếp theo vẽ nên vẻ đẹp rất đỗi bình dị mà thanh cao của chúng: lá xanh, bông trắng, nhị vàng. Cách sử dụng điệp ngữ “nhị vàng”, “bông trắng” và “lá xanh” nhằm gợi ra hình ảnh tả thực những cánh hoa xếp tầng tầng lớp lớp tạo nên những bông hoa. Câu thơ cuối cùng “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, hoa sen vốn sinh trưởng trong môi trường đầm lầm – một nơi có rất nhiều bùn. Mà đặc tính của bùn là có mùi hôi tanh, rất khó chịu. Mặc dù sống trong môi trường như vậy, nhưng hoa sen vẫn có mùi thơm ngát dịu dàng. Cũng giống như con người Việt Nam có lối sống giản dị, mộc mạc. Nhưng họ lại có phẩm chất tốt đẹp, cao quý. Sống trong hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn giữ được tâm hồn thanh cao. Chỉ một bài ca dao ngắn gọn nhưng đã thể hiện được những vẻ đẹp của con người Việt Nam.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát- Mẫu 51

Ca dao đã có rất nhiều câu ca ngợi công lao to lớn của những đấng sinh thành. Một trong số đó là bài ca dao:

“Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”

Trước hết, bài ca dao sử dụng hình ảnh so sánh “công cha” với “núi ngất trời”; “nghĩa mẹ” với “nước ở ngoài biển Đông”. Cách so sánh lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, mẫu tử để so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Công cha so với núi ngất trời là khẳng định sự lớn lao, nghĩa mẹ so với nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng và sự dạt dào. Còn nhắc tới “cù lao chín chữ” là nhắc đến công lao của cha mẹ nuôi con vất vả nhiều bề. Chín chữ cù lao gồm có sinh (đẻ), cúc (nâng đỡ), phủ (vuốt ve), súc (cho bú, cho ăn), trưởng (nuôi cho lớn), dục (dạy dỗ), cố (trông nom), phục (theo dõi tính tình mà uốn nắn), phúc (che chở). Bởi vậy mà đứa con cần phải ghi nhớ công ơn trời bể đó, cũng như sống có trách nhiệm hơn. Bài ca dao giúp mỗi người hiểu hơn về công ơn của cha mẹ.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát- Mẫu 52

Bài ca dao: “Thân em như trái bần trôi/Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu?” giúp người đọc hiểu hơn về số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Mở đầu bằng mô típ quen thuộc – “thân em” gợi cảm giác yếu đuối, mong manh và khiêm nhường. Cùng với đó là hình ảnh so sánh “trái bần trôi” mang nhiều nét tương đồng với cuộc đời và thân phận của người phụ nữ. Trái bần có vị vừa chua, vừa chát cũng giống với cuộc đời lận đận của người phụ nữ xưa. Trái bần đến khi già thường rụng xuống sông ngòi, lênh đênh theo dòng nước. Tiếp đến câu thơ“Gió đạp sóng dồi biết tấp vào đâu?” là một câu hỏi từ, hỏi đấy mà như một lời than thân, trách phận nhiều hơn. Nếu như trái bần trôi giữa dòng nước chẳng biết về đâu. Thì cuộc đời của người phụ nữ cũng như vậy. Lễ giáo phong kiến trọng nam khinh nữ khiến cho người phụ nữ không có quyền làm chủ số phận của bản thân. Họ phải sống phụ thuộc vào những người khác – không có quyền tự do yêu đương, hôn nhân. Bài ca dao giúp chúng ta thêm trân trọng những người phụ nữ hơn.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát- Mẫu 53

“Đường lên xứ Lạng bao xa?
Cách một trái núi với ba quãng đồng.
Ai ơi đứng lại mà trông:
Kìa núi thành Lạng, kìa sông Tam Cờ”

Đến với bài ca dao trên, người đọc cảm thấy ấn tượng về mảnh đất xứ Lạng. Mở đầu bài thơ là một câu hỏi tư từ “Đường lên xứ Lạng bao xa?” nhưng lại giống như một lời gợi mở. Tưởng rằng con đường lên xứ Lạng chẳng cách bao xa. Nhưng thực tế lại “cách một trái núi với ba quãng đồng” cho thấy sự xa xôi, cách trở của mảnh đất này. Từ đó, chúng ta thấy được hết sự hùng vĩ, rộng lớn của mảnh đất xứ Lạng. Những địa danh như núi thành Lạng, những sông Tam Cờ đều là những địa danh nổi tiếng của vùng đất quê hương này. Khi đọc bài ca dao này, chúng ta càng yêu thêm khung cảnh của mảnh đất xứ Lạng.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát- Mẫu 54

“Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Trấn Võ canh gà Thọ Xương.
Mịt mờ khói toả ngàn sương,
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”

Bài ca dao đã đem đến cho người đọc ấn tượng sâu sắc về vẻ đẹp của khung cảnh hồ Tây. Tác giả dân gian đã vẽ nét một bức tranh đầy thơ mộng, trữ tình. Thiên nhiên hồ Tây hiện lên sinh động, mà lãng mạn. Bầu trời mùa thu trong xanh, khoáng đạt. Những cơn gió khe khẽ đưa làm lay động cành trúc. Âm thanh của tiếng chuông ngân vang hòa cùng tiếng gà gáy báo canh gợi ra một cuộc sống sôi động. Cùng với đó là làn sương khói mờ ảo bao phủ không gian khiến cho khung cảnh thêm thơ mộng. Tiếng chày nhịp nhàng đã gợi ra vẻ đẹp truyền thống của người dân đất Thăng Long xưa với nghề làm giấy ở làng Yên Thái. Cuối cùng là vẻ đẹp của mặt hồ Tây ẩn trong khói sương mịt mù chợt hiện ra như một tấm gương long lanh dưới ánh nắng mai. Những âm thanh nhịp nhàng vang vọng từ tiếng chuông chùa, tiếng gà gáy đến tiếng chày giã giấy cũng báo hiệu cho một ngày mới đã bắt đầu. Sức sống đang trỗi dậy khắp mọi không gian. Bài thơ giúp cho người đọc thêm yêu vẻ đẹp mảnh đất Thăng Long.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát- Mẫu 55

“Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”

Bài ca dao được viết theo thể thơ lục bát mang âm điệu trầm bổng tựa như lời ru ngọt ngào của người mẹ. Mượn những hình ảnh thiên nhiên để nói đến công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái. Tác giả dân gian đã dùng cái to lớn, vĩ đại của thiên nhiên – đó là “núi”, “biển” để thể hiện công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Người cha có công sinh thành, dưỡng dục và dạy dỗ cho con nhiều điều hay lẽ phải. Người mẹ mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày. Không chỉ vậy, đứa con sinh ra còn được mẹ chăm sóc, bảo vệ từng miếng ăn, cái mặc. Hình ảnh “cù lao chín chữ” muốn nói về công lao của cha mẹ nuôi con vất vả nhiều bề. Và chín chữ ở đây cù lao gồm có sinh (đẻ), cúc (nâng đỡ), phủ (vuốt ve), súc (cho bú, cho ăn), trưởng (nuôi cho lớn), dục (dạy dỗ), cố (trông nom), phục (theo dõi tính tình mà uốn nắn), phúc (che chở). Câu thơ giống như một lời nhắn nhủ, khuyên bảo con cái phải ghi nhớ công ơn của cha mẹ. Qua bài ca dao, người đọc mới thấu hiểu được công ơn của cha mẹ lớn đến nhường nào.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát- Mẫu 56

Một trong những bài thơ rất cảm động viết về người mẹ chính là “Về thăm mẹ” của Đinh Nam Khương. Bài thơ là những dòng tâm sự của người con khi về thăm mẹ vào một chiều mùa đông lạnh giá, lại có mưa rơi. Đứng trước khung cảnh đó, nỗi nhớ dành cho người mẹ lại càng tha thiết hơn. Người con nhìn thấy khi trở về nhà nhìn thấy hình ảnh đầu tiên là khói bếp. Hình ảnh gắn bó với người phụ nữ, cho thấy sự tần tảo của những người mẹ, người bà. Lần lượt từng sự vật quen thuộc trong căn nhà hiện lên, đều có hình bóng của người mẹ: chiếc nón mê, áo mưa hay chum tương, đàn gà, trái na. Những sự vật rất đỗi gần gũi, giản dị nhưng lại chan chứa tình yêu thương của mẹ. Càng thấu hiểu nỗi vất vả nhọc nhằn của mẹ bao nhiêu, người con càng nghẹn ngào thương mẹ bấy nhiêu. Nhìn cảnh vật, người con cảm thấy xúc động đến bật khóc. Bằng giọng thơ sâu lắng, bài thơ “Về thăm mẹ” đã thể hiện được tình mẫu tử thật đáng trân trọng. Đọc bài thơ, chắc hẳn mỗi người đều cảm thấy nghẹn ngào, xúc động trước tình cảm mẫu tử đẹp đẽ, ấm áp.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát- Mẫu 57

Khi đọc bài thơ “Về thăm mẹ” của tác giả Đinh Nam Khương, tôi cảm thấy vô cùng xúc động về tình cảm mẫu tử thiêng liêng. Vào một chiều đông, nhân vật người con trong bài đã có dịp về thăm mẹ sau những tháng ngày xa cách. Khi trở về, mẹ không có nhà, người con ngồi ngoài hiên ngắm nhìn căn nhà xưa với những hình ảnh gợi nhớ về mẹ. Đó là chum tương đã đậy, áo tơi lủn củn khoác hờ người rơm, đàn gà mới nở, trái na cuối vụ mẹ vẫn để dành. Những hình ảnh ẩn dụ được tác giả sử dụng khéo léo nhằm thể hiện được sự vất vả, tần tảo và hy sinh của người mẹ dành cho đứa con của mình. Điều đó khiến người con cảm thấy nghẹn ngào, thương mẹ nhiều hơn. Hình ảnh người mẹ Việt Nam hiện lên trong bài thơ với những nét đẹp vốn có khiến cho mỗi người khi đọc đều xúc động nhớ đến người mẹ của mình. Bài thơ nhẹ nhàng mà ẩn chứa những điều sâu lắng.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát- Mẫu 58

“À ơi tay mẹ” của Bình Nguyên là một trong những bài thơ hay viết về tình cảm mẫu tử thiêng liêng. Trong bài thơ, tác giả đã sử dụng hình ảnh mang tính biểu tượng – “đôi bàn tay” để nhắc về người mẹ. Đôi bàn tay kì diệu mang phép nhiệm màu che chở cho con. Chỉ là một đôi bàn tay rất bình thường, nhưng dường như lại có sức mạnh phi thường. Điều đó xuất phát từ tình yêu sâu sắc mà người mẹ dành cho đứa con của mình. Mẹ đã bảo vệ, che chở con qua “mưa sa”, “bão mùa màng”. Không chỉ vậy, người mẹ gọi con “vầng trăng” và “mặt trời bé con”. Cách gọi đó cho thấy tình cảm yêu thương của mẹ đối với con. Với mẹ, con chính là ánh trăng hay mặt trời, bất kể là đêm hay ngày đều đem lại nguồn sống cho mẹ. Dù vạn vật có biển chuyển không ngừng thì đôi bàn tay của mẹ vẫn sẽ ôm lấy con, lời ru của mẹ vẫn cất lên. Tình yêu của mẹ là không có gì thay đổi. Lời ru ngọt ngào đó đã cho con giấc ngủ êm đềm, đã tác động đến vạn vật trong cuộc sống. Và đôi bàn tay của mẹ đã làm nên phép màu. Nó không những là ru con vào giấc ngủ yên lành mà còn nâng niu con trên từng bước đường đời. Quả vậy, “À ơi tay mẹ” của Bình Nguyên đem đến tình cảm ngọt ngào, mà sâu lắng cho mỗi người đọc.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát- Mẫu 59

Một trong những bài thơ viết về tình mẫu tử mà tôi rất yêu thích là “À ơi tay mẹ” của Bình Nguyên. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ ở hình ảnh “đôi bàn tay” nhằm chỉ người mẹ. Đọc bài thơ, tôi cảm nhận được sức mạnh phi thường đến từ đôi bàn tay nhỏ bé của mẹ. Bởi chính đôi bàn tay của mẹ đã bế bồng, chăm sóc khi con còn thơ bé. Không chỉ vậy, đôi bàn tay đó còn che chở cho đứa con qua “mưa sa”, “bão mùa màng” – ý chỉ những điều giông bão, khó khăn trong cuộc đời. Lời ru ngọt ngào của mẹ đưa con vào giấc ngủ êm đềm. Với mẹ, đứa con chính là “vầng trăng”, là “mặt trời bé con”. Hình ảnh thật đáng yêu, giúp tôi cảm nhận được vai trò của đứa con với người mẹ. Dù thời gian có trôi qua, vạn vật có thay đổi, đôi bàn tay của mẹ vẫn sẽ ôm lấy con, lời ru của mẹ vẫn cất lên. Đôi bàn tay của mẹ chứa đựng những phép nhiệm màu được chắt chiu từ những khó khăn, vất vả đó. Đôi bàn tay nhỏ nhắn, ấm áp đem đến biết bao nhiêu tình yêu thương. Đọc bài thơ, tôi thấu hiểu hơn được sự hy sinh, cũng như tình cảm của người mẹ.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát- Mẫu 60

Bài thơ “Chuyện cổ nước mình” của Lâm Thị Mỹ Dạ đưa người đọc bước vào thế giới của những câu chuyện cổ. Từ đó, mỗi người sẽ thêm yêu mến hơn kho tàng văn học quý giá của nước mình. Những câu chuyện đó đem đến những giá trị nhân văn cao đẹp. Đó là tinh thần tương thân tương ái, tình nghĩa thủy chung son sắc và ở hiền gặp lành. Tất cả chính là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam từ ngàn đời để thế hệ sau giữ gìn và học tập theo. Từ đó, nhà thơ khẳng định “chuyện cổ” đã trở thành hành trang quan trọng trong cuộc sống. Và những câu chuyện cổ gửi gắm bài học nhân văn sâu sắc chắc chắn sẽ còn mãi với thời gian. Chuyện cổ nước mình giúp người đọc nhận ra những bài học ý nghĩa. Với lời thơ giản dị, giọng điệu sâu lắng – bài thơ quả là một tác phẩm ý nghĩa.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát- Mẫu 61

“Chuyện cổ nước mình” của Lâm Thị Mỹ Dạ đưa người đọc bước vào thế giới của những câu chuyện cổ. Những câu chuyện đó đem đến những giá trị nhân văn cao đẹp. Đó là tinh thần tương thân tương ái, tình nghĩa thủy chung son sắc và ở hiền gặp lành. Nhà thơ đã sử dụng những hình ảnh quen thuộc trong những câu chuyện cổ. Người đọc thấy hiện ra trước mắt mình là hình ảnh Thạch Sanh dũng cảm, cô Tấm hiền lành, hay anh chàng đẽo cày giữa đường…Từ đó, nhà thơ khẳng định “chuyện cổ” đã trở thành hành trang quan trọng trong cuộc sống. Và những câu chuyện cổ gửi gắm bài học nhân văn sâu sắc chắc chắn sẽ còn mãi với thời gian. Tóm lại, bài thơ đã giúp người đọc nhận ra những bài học ý nghĩa.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát- Mẫu 62

Bài thơ “Việt Nam quê hương ta” đã để lại cho tôi ấn tượng sâu sắc. Nhà thơ đã vẽ nên một bức tranh hài hòa màu sắc, cảnh vật của làng quê Việt Nam. Những hình ảnh quen thuộc của làng quê xưa đã đi vào lời thơ một cách thật sinh động. Cánh đồng lúa mênh mông, với những cánh cò trắng bay lả rập rờn. Cùng với đó là đỉnh núi Trường Sơn hùng vĩ hiện lên trong sương mờ. Cảnh vật thiên nhiên hiện lên mang vẻ thanh bình. Nhưng để có được điều đó, biết bao thế hệ đã phải chịu những đau thương, mất mát từ chiến tranh. Mảnh đất quê hương đã nuôi dưỡng những con người anh hùng dám quyết tử cho tổ quốc quyết sinh. Dù chìm trong máu lửa đau thương, nhưng dân tộc Việt Nam vẫn kiên cường đứng lên đấu tranh để giành lại độc lập, tự do cho đất nước. Không chỉ có vậy, con người Việt Nam trọn vẹn tình nghĩa thủy chung thật đáng ngưỡng mộ. Ngoài ra, con người Việt Nam cũng thật tài năng – “trăm nghề của trăm vùng”. Mỗi mảnh đất đều nổi tiếng với một nghề truyền thống được truyền từ đời ông cha để lại. Hình ảnh cuối bài thơ – “tay người như có phép tiên” cho thấy sự khéo léo, tài năng của con người. Như vậy, bài thơ đã gợi ra một đất nước Việt Nam luôn tươi đẹp, thơ mộng và tràn đầy sức sống.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát- Mẫu 63

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Đây là bài ca dao nổi tiếng mà nhiều thế hệ người Việt Nam đều đã từng được nghe đến, thể hiện tình cảm sâu sắc và tôn vinh công ơn cha mẹ. Câu ca dao đã so sánh tình cảm cha mẹ với những hình ảnh mênh mông, vĩnh cửu của thiên nhiên như “núi cao, biển rộng, cù lao chín chữ”, để cho độc giả cảm nhận được sự to lớn, sâu sắc của tình cha mẹ. Hơn thế nữa, câu ca dao còn đề cập đến vai trò của cha mẹ trong cuộc đời con người, đó là công sinh thành, dưỡng dục và ơn nghĩa mang nặng đẻ đau. Hình ảnh người cha rắn rỏi, mạnh mẽ như cột trụ, còn hình ảnh mẹ thì sâu xa, rộng mở và dạt dào cảm xúc hơn. Từ đó, bài ca dao này cũng đề cập đến cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha mẹ, và thiết tha nhắn nhủ đến người con “ghi lòng con ơi!” những công ơn trời bể ấy. Có lẽ nhờ những giá trị nhân văn sâu sắc, cao cả được truyền tải mà dù hàng thế đã kỉ trôi qua, câu ca dao ấy vẫn luôn trường tồn với thời gian, được nhân dân ta lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát- Mẫu 64

Việt Nam quê hương ta là một bài thơ hay của Nguyễn Đình Thi viết về quê hương, đất nước. Bốn câu thơ đầu tiên, tác giả đã khắc họa phong cảnh rộng lớn, hùng vĩ nhưng cũng rất nên thơ, trữ tình. Những hình ảnh tiêu biểu cho đất nước, con người Việt Nam được tác giả khắc họa như: “biển lúa, cánh cò, đỉnh Trường Sơn, áo nâu nhuộm bùn, đất nghèo, hoa thơm quả ngọt”. Cùng với đó là đức tính tốt đẹp của người Việt Nam – sự vất vả, cần cù nhưng vẫn giữ phẩm chất tốt đẹp. Tiếp đến, nhà thơ đã cho người đọc thấy được truyền thống đánh giặc bảo vệ đất nước. Từ bao đời nay, dân tộc Việt Nam đã phải đối mặt với những kẻ thù xâm lược. Nhưng trong hoàn cảnh đó, nhân dân ta vẫn kiên cường, đoàn kết đấu tranh chống lại kẻ thù. Nhiều anh hùng đã đứng lên lãnh đạo nhân dân bảo vệ đất nước. Sau đó, nhà thơ tiếp tục cho người đọc sẽ hiểu hơn về phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam. Đó là tinh thần kiên cường, bất khuất (chịu nhiều đau thương, chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên, đạp quân thù xuống đất đen) và chịu thương chịu khó (súng gươm vứt bỏ lại hiền hơn xưa). Cùng với tình nghĩa thủy chung – “yêu ai yêu trọn tấm lòng thuỷ chung”. Và cả sự tài hoa, khéo léo của con người – “tay người như có phép tiên”. Nguyễn Đình Thi đã bộc lộ lòng tự hào, tình yêu sâu sắc dành cho con người, đất nước Việt Nam. Như vậy, bài thơ “Việt Nam quê hương ta” đã để lại cho người đọc nhiều cảm xúc sâu sắc.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát- Mẫu 65

Cậu cai nón dấu lông gà,

Ngón tay đeo nhẫn gọi là cậu cai.

Ba năm được một chuyến sai,

Áo ngắn đi mượn, quần dài đi thuê.

Bài ca dao trên là một bức tranh châm biếm, biếm họa thú vị về một cậu cai, thường được dân gian rủ tai nhau giải trí sau những buổi làm đồng. Bài thơ khắc họa hình ảnh một cậu cai có cái danh không xứng với thực. Đường đường là một “viên chức nhà nước” đội mũ lông ga tay đeo nhẫn quý, vô cùng oai phong. Thế mà, lại ở nhà ngồi không đến ba năm mới được một lần ra nhiệm vụ. Đã vậy, lại chẳng có một món đồ gì, cái áo thì phải đi mượn, còn cái quần thì phải đi vay. Chẳng ra thể thống gì. Bài thơ đã khắc họa thành công chân dung một cậu cai kệch cỡm, thích phô trương, làm ra vẻ để lòe thiên hạ, chứ thực ra chẳng có tí tài năng hay của cải gì. Tiếc thay, chẳng ai bị cậu ta qua mặt cả. Với giọng điệu hóm hỉnh, lối kể thú vị, bài ca dao không chỉ phê phán một thói xấu trong xã hội, mà còn đem đến tiếng cười thư giãn cho người đọc.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát- Mẫu 66

Nước non lận đận một mình, Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay. Ai làm cho bể kia đầy, Cho ao kia cạn, cho gầy cò con? Bài thơ trên là những lời than thân của người nông dân tội nghiệp lam lũ trong xã hội xưa. Họ được ví như những con cò trắng, với cuộc đời lận đận, bấp bênh, cơ cực. Chẳng ngày nào mà họ được ngơi nghỉ, bình yên hưởng thụ cả. Thân cò mảnh mai, yếu ớt, nhưng lại làm những việc nặng nhọc, vất vả. Như người nông dân ốm yếu, thiếu thốn lại ngày ngày nai lưng ra làm việc, bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Thật đáng thương đắng cay làm sao. Biết là đau khổ, vất vả, khốn khó như vậy, nhưng những người nông dân ấy cũng không biết phải làm sao. Bởi với thân phận thấp cổ bé họng như vậy thì làm sao có thể chống lại những kẻ xấu xa, độc ác, tham lam vô độ ngoài kia chứ. Đến cả chỉ đích danh những kẻ đó, họ còn không thể, chỉ dám dùng đại từ phiếm chỉ “ai” để gọi mà thôi. Hình ảnh “cò con” ở cuối bài thơ, càng khiến người đọc thêm ám ảnh, về số phận tội nghiệp của những thế hệ mai sau. Bài thơ với nhịp điệu nhịp nhàng của một lời ru, với nhiều điệp từ gợi lên cảm thức yêu thương, xót xa cho thân phận tội nghiệp của người nông dân. Hình ảnh “con cò” xuyên suốt cả bài thơ in sâu vào tâm trí người đọc về nỗi thương cảm với những số phận bất hạnh, tội nghiệp ấy.

*****

Trên đây là hơn 66 mẫu Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát lớp 6 do thầy cô biên soạn. Hy vọng nội dung trong bài học hôm nay sẽ giúp các em có thêm nhiều ý tưởng mới lạ để từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình đạt điểm số cao nhất nhé.

Đăng bởi thầy cô trường THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tậplớp 6

5/5 - (2 bình chọn)


Nguyễn Thanh Tùng

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button