Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) trong đó sử dụng ít nhất một thành ngữ trong bài tập 5 (26 mẫu)

Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) trong đó sử dụng ít nhất một thành ngữ trong bài tập 5 bao gồm hướng dẫn viết cùng 26 bài mẫu tham khảo do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn sẽ là nguồn tài liệu hữu ích cho các em học sinh trau dồi thêm vốn từ, rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn ngắn ngày một hoàn thiện hơn.

Đề bài: Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) trong đó sử dụng ít nhất một thành ngữ trong bài tập 5

Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) trong đó sử dụng ít nhất một thành ngữ trong bài tập 5
Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) trong đó sử dụng ít nhất một thành ngữ trong bài tập 5

Mục lục

Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) trong đó sử dụng ít nhất một thành ngữ trong bài tập 5- Mẫu 1

Việt Nam là một đất nước có truyền thống nông nghiệp, con trâu đi trước, cái cày theo sau. Người nông dân vẫn luôn một nắng hai sương, chân lấm tay bùn để có được cái ăn, cái mặc. “Cày đồng đang buổi ban trưa/ Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày/ Ai ơi bưng bát cơm đầy/ Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”. Chứa trong mỗi hạt gạo, mỗi bát cơm là biết bao sự cần cù, chăm chỉ và vất vả. Mong sao sẽ có nhiều công nghệ cải tiến để giúp người nông dân bớt đi những nhọc nhằn.

Thành ngữ được sử dụng trong đoạn văn:

– Một nắng hai sương.

– Chân lấm tay bùn.

Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) trong đó sử dụng ít nhất một thành ngữ trong bài tập 5- Mẫu 2

Đại dịch Covid-19 là đại dịch toàn cầu, ảnh hưởng lên mọi mặt của đời sống. Đối với Việt Nam, đại dịch đã ảnh hưởng đến cả ngành giáo dục. Học sinh không thể đến trường. Việc học gặp phải thách thức khi không phải bất cứ gia đình nào cũng có điều kiện để mua lấy cho con mình một chiếc máy tính hay một cái điện thoại thông minh làm phương tiện học tập. Người Việt Nam vốn tương thân tương ái, đã có những hành động nhường cơm sẻ áo để giúp cho các bạn học sinh có các phương tiện để học tập tốt hơn.

Thành ngữ được sử dụng trong đoạn văn:

– Tương thân tương ái.

– Nhường cơm sẻ áo.

Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) trong đó sử dụng ít nhất một thành ngữ trong bài tập 5- Mẫu 3

Trong nhà tôi yêu bà tôi nhất. Cả cuộc đời bà tần tảo, một nắng hai sương một tay nuôi đàn con thơ khôn lớn trưởng thành. Ngày ông đi bộ đội, bà trở thành trụ cột chính trong gia đình, chạy ngược chạy xuôi buôn thúng bán mẹt để chăm lo cho gia đình. Vừa là một người mẹ tuyệt vời nhất, bà tôi trong xóm luôn được mọi người yêu quý. Những năm đói khổ nhất, bà không ngần ngại nhường cơm sẻ áo, giúp đỡ những người hoàn cảnh khó khăn.

Các thành ngữ là:

  • một nắng hai sương
  • buôn thúng bán mẹt
  • nhường cơm sẻ áo

Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) trong đó sử dụng ít nhất một thành ngữ trong bài tập 5- Mẫu 4

Bài thơ Về thăm mẹ của Đinh Nam Khương là một bài thơ hay khiến tôi suy nghĩ mãi không thôi. Trong bài thơ, hình ảnh người mẹ hiện lên không có chút nào là chân lấm tay bùn nhưng vẫn khiến người đọc cảm động. Tác giả bài thơ không dùng một câu chữ nào nói về sự nặng nhọc, vất vả của người mẹ mà chỉ nói về những điều giản dị của một cuộc sống tiết kiệm, có phần chắp vá. Ai dám chắc người mẹ ấy không một nắng hai sương? Chỉ nói về “chuyện giản đơn” thường ngày nhưng bài thơ đã để lại sự xúc động trong lòng người đọc.

Thành ngữ được sử dụng trong đoạn văn:

– Chân lấm tay bùn.

– Một nắng hai sương.

Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) trong đó sử dụng ít nhất một thành ngữ trong bài tập 5- Mẫu 5

Bác Hai Hợi gần nhà tôi là người phụ nữ tần tảo, hi sinh vì chồng con. Quanh năm chân lấm tay bùn nuôi đàn con thơ. Chồng bác là bộ đội về hưu và là thương binh hạng nặng nên mọi việc trong nhà đều do bác vun vén. Từ việc bé đến việc to, việc trong nhà đến việc của láng giềng bác không ngần ngại giúp đỡ. Nhất là đối với các phong trào nhường cơm sẻ áo, giúp đỡ vùng miền bão lũ, bác luôn là người đúng lên phát động bà con xóm làng tham gia.

Các thành ngữ là:

  • chân lấm tay bùn
  • nhường cơm sẻ áo

Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) trong đó sử dụng ít nhất một thành ngữ trong bài tập 5- Mẫu 6

Vào kì nghỉ hè năm ngoái, em có cơ hội trở về quê hương thăm ông bà sau thời gian dài sống ở Tiệp Khắc. Trên đường về, em được ngắm nhìn khung cảnh nên thơ với cánh đồng lúa chín vô tận cùng đàn cò trắng phau. Đến cửa nhà, em gặp ông vừa đi làm ruộng về. Ông lúc nào cũng “chân lấm tay bùn” như thế! Nhìn thấy ông, em vô cùng vui mừng, hạnh phúc. Đồng thời, không khỏi thương ông khi thấy ông lam lũ, vất vả. Đối với em, những tháng ngày trở về thăm quê và bên cạnh ông bà là khoảng thời gian ý nghĩa nhất.

-> Câu văn có chứa thành ngữ: “Ông lúc nào cũng “chân lấm tay bùn” như thế!”.

Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) trong đó sử dụng ít nhất một thành ngữ trong bài tập 5- Mẫu 7

Để hỗ trợ các em nhỏ vùng cao, trường em đã phát động phong trào “Áo ấm cho em”. Đây là hoạt động thường niên được tổ chức vào tháng 12 hàng năm. Phong trào diễn ra trong vòng một tuần. Chỉ sau năm ngày, ban tổ chức nhận được rất nhiều quần áo từ các bạn học sinh. Thông qua hoạt động đầy ý nghĩa này, em nhận ra được tầm quan trọng của việc “nhường cơm sẻ áo” trong cuộc sống. Em hi vọng những bộ quần áo ấy sẽ sưởi ấm các em nhỏ miền núi không đủ cơm ăn, áo mặc.

-> Câu văn có chứa thành ngữ: “Thông qua hoạt động đầy ý nghĩa này, em nhận ra được tầm quan trọng của việc “nhường cơm sẻ áo” trong cuộc sống.”

Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) trong đó sử dụng ít nhất một thành ngữ trong bài tập 5- Mẫu 8

An là một cậu bé nghị lực và phi thường. Mẹ cậu quanh năm chỉ “buôn thúng bán mẹt” để lấy tiền nuôi con ăn học. Biết được hoàn cảnh gia đình nghèo khó, An rất thương mẹ và luôn cố gắng học tập. Nhiều năm liên tiếp, An đều đạt học sinh xuất sắc. Trong kì thi học sinh giỏi cấp Huyện, An đã giành được giải Nhất môn Toán. Chính vì thành tích học tập nổi bật nên An được thầy cô, các bạn vô cùng quý mến. Có thể nói, An chính là tấm gương đáng để chúng ta học tập và noi theo.

-> Câu văn có chứa thành ngữ: “Mẹ cậu quanh năm chỉ “buôn thúng bán mẹt” để lấy tiền nuôi con ăn học.”.

Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) trong đó sử dụng ít nhất một thành ngữ trong bài tập 5- Mẫu 9

Khi đi học, cô giáo thường dạy chúng em bài học về thái độ tôn trọng đối với mọi người, không kể người đó là ai. Bên cạnh kĩ sư, bác sĩ, giáo viên, những người em thấy mình cần phải coi trọng, biết ơn không ai khác chính là các bác nông dân. Nếu không có họ “một nắng hai sương” trên cánh đồng thì chúng ta không thể có những bát cơm ngon, không thể có những loại rau, củ, quả phục vụ cho đời sống hàng ngày. Bởi vậy, họ xứng đáng được mọi người tôn trọng.

-> Câu văn có chứa thành ngữ: “Nếu không có họ “một nắng hai sương” trên cánh đồng thì chúng ta không thể có những bát cơm ngon, không thể có những loại rau, củ, quả phục vụ cho đời sống hàng ngày.”

Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) trong đó sử dụng ít nhất một thành ngữ trong bài tập 5- Mẫu 10

Chia sẻ với phóng viên, bà N. bộc bạch: “Tôi đã sống mấy chục năm với cảnh “gạo chợ nước sông” nên cũng đã quá quen với việc không có nơi ăn, chốn ở cố định. Hoàn cảnh gia đình tôi khó khăn, đâu có sống sung sướng được như người ta hả chú?”. Lời tâm sự của bà khiến chúng ta không khỏi thương xót. Đã đến cái tuổi “gần đất xa trời” nhưng bà vẫn không có nổi một mái ấm thực sự. Biết được câu chuyện của bà, nhóm thiện nguyện “Từ tâm” đã quyên góp, hỗ trợ cho bà 500 triệu đồng để xây một căn nhà tình nghĩa. Hi vọng tấm lòng thơm thảo ấy sẽ giúp bà ổn định được cuộc sống.

-> Câu văn có chứa thành ngữ: “Chia sẻ với phóng viên, bà N. bộc bạch: “Tôi đã sống mấy chục năm với cảnh “gạo chợ nước sông” nên cũng đã quá quen với việc không có nơi ăn, chốn ở cố định. Hoàn cảnh gia đình tôi khó khăn, đâu có sống sung sướng được như người ta hả chú?”.”

Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) trong đó sử dụng ít nhất một thành ngữ trong bài tập 5- Mẫu 11

“Lá lành đùm lá rách” hay “Nhường cơm sẻ áo” vốn là truyền thống quý báu, tốt đẹp của dân tộc tai. Hiện nay, có rất nhiều nhà hảo tâm tổ chức các chương trình từ thiện với mục đích giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, lan tỏa tình yêu thương đến với cộng đồng. Đó chính là hành động cao cả và vô cùng ý nghĩa, góp phần giúp cho xã hội ngày càng phát triển và trở nên tốt đẹp hơn.

-> Câu văn có chứa thành ngữ: “”Lá lành đùm lá rách” hay “Nhường cơm sẻ áo” vốn là truyền thống quý báu, tốt đẹp của dân tộc tai.”

Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) trong đó sử dụng ít nhất một thành ngữ trong bài tập 5- Mẫu 12

Bà em là một người phụ nữ tần tảo, hết mực yêu thương gia đình. Bố từng kể lại về những năm chiến tranh, một mình bà đã gánh vác cả gia đình. Ngày ông đi bộ đội, bà phải gác lại nỗi buồn, vất vả “buôn thúng bán mẹt” để chăm lo cho bố và các cô chú mà không một lời than thở. Đến bây giờ, mỗi khi quây quần bên gia đình, bà vẫn thường kể lại những kỉ niệm đó một cách đầy tự hào. Bà là người em vô cùng ngưỡng mộ.

-> Câu văn có chứa thành ngữ: “Ngày ông đi bộ đội, bà phải gác lại nỗi buồn, vất vả “buôn thúng bán mẹt” để chăm lo cho bố và các cô chú mà không một lời than thở.”

Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) trong đó sử dụng ít nhất một thành ngữ trong bài tập 5- Mẫu 13

Khi được học về thành ngữ trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, em rất ấn tượng với câu “gạo chợ nước sông”. Câu nói này dùng để chỉ cuộc sống tạm bợ, bấp bênh, phải ăn đong từng bữa. Nó khiến em nhớ đến câu chuyện bà ngoại hay kể về những năm tháng chiến tranh. Khi ấy, quân địch tàn phá rất nhiều bản làng. Bà cùng gia đình luôn phải chạy trốn vào rừng hoặc di tản sang các làng lân cận. Lương thực thiếu thốn khiến cho cuộc sống càng thêm vất vả, có những ngày còn phải ăn quả dại qua bữa. Em cảm thấy rất may mắn khi có được cuộc sống hòa bình, yên ổn như ngày hôm nay.

-> Câu văn có chứa thành ngữ: “Khi được học về thành ngữ trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, em rất ấn tượng với câu “gạo chợ nước sông”.”

Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) trong đó sử dụng ít nhất một thành ngữ trong bài tập 5- Mẫu 14

Bố em từng kể ông sinh ra ở một làng quê nghèo. Nơi đó không có nhà cao tầng hay trung tâm thương mại sầm uất mà chỉ có vài phiên chợ nhỏ được họp vào cuối tuần. Con người nơi đây đều là những nông dân “chân lấm tay bùn”, luôn chăm chỉ lao động, cày cấy để có thể chăm lo cho gia đình. Bố em khi ấy đã rất cố gắng khi vừa đi học vừa phụ giúp ông bà và trở thành người đầu tiên trong làng đỗ đại học trên thành phố. Em rất khâm phục sự kiên trì, nỗ lực của bố mình.

-> Câu văn có chứa thành ngữ: “Con người nơi đây đều là những nông dân “chân lấm tay bùn”, luôn chăm chỉ lao động, cày cấy để có thể chăm lo cho gia đình.”

Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) trong đó sử dụng ít nhất một thành ngữ trong bài tập 5- Mẫu 15

Gia đình bác Mai – hàng xóm nhà em – có hoàn cảnh rất khó khăn. Giữa những ngôi nhà cao tầng san sát nhau, nhà của bác lại tách biệt hoàn toàn: nhỏ và xập xệ. Tuy tuổi khá cao và sức khỏe không còn tốt nhưng bác vẫn rất chăm chỉ làm lụng, “một nắng hai sương” nuôi con gái ăn học. Nhiều khi, trời còn chưa sáng, bác đã dắt chiếc xe đạp cũ đi thu nhặt chai nhựa để về bán, kiếm thêm chút tiền lẻ. Mẹ em cũng thường hay biếu bác quà bánh. Mẹ bảo đó là tinh thần “nhường cơm sẻ áo”, là lòng tốt giữa người với người. Em rất ngưỡng mộ những việc làm của mẹ. Em cũng hi vọng rằng bác Mai sẽ có một cuộc sống tốt hơn trong tương lai.

-> Câu văn có chứa thành ngữ:

+ “Tuy tuổi khá cao và sức khỏe không còn tốt nhưng bác vẫn rất chăm chỉ làm lụng, “một nắng hai sương” nuôi con gái ăn học.”

+ “Mẹ bảo đó là tinh thần “nhường cơm sẻ áo”, là lòng tốt giữa người với người.”

Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) trong đó sử dụng ít nhất một thành ngữ trong bài tập 5- Mẫu 16

Mẹ là người em yêu nhất trên đời. Năm nay, mẹ đã ngoài bốn mươi tuổi. Dáng người khá mảnh mai. Mái tóc được cắt ngắn gọn gàng. Đôi mắt của mẹ sáng như những vì sao. Nhưng em thích nhất là đôi bàn tay của mẹ. Đôi bàn tay đã có nhiều vết chai sần nhưng thật ấm áp và tình cảm. Bố của em mất sớm. Mình mẹ một nắng hai sương làm lụng nuôi em ăn học. Hằng ngày, mẹ thức dậy từ sớm để đi làm việc ở nhà máy. Tối đến, mẹ còn dạy em học bài. Nhờ có mẹ, em đã học được nhiều điều bổ ích. Em kính trọng và yêu thương mẹ thật nhiều.

Câu sử dụng thành ngữ: Mình mẹ một nắng hai sương làm lụng nuôi em ăn học.

Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) trong đó sử dụng ít nhất một thành ngữ trong bài tập 5- Mẫu 17

Mẹ là người mà em yêu thương và kính trọng nhất trong cuộc đời này. Mẹ của em bốn mươi tuổi. Nhưng mẹ vẫn còn rất trẻ trung và xinh đẹp. Dáng người của mẹ mảnh mai. Mái tóc đen nhánh, mềm mại và rất dài. Làn da vẫn còn trắng hồng như ngày nào. Đôi mắt đen nhánh, luôn nhìn em thật dịu dàng. Mẹ có một khuôn mặt phúc hậu, ai nhìn cũng cảm thấy quý mến. Mẹ em là công nhân của một nhà máy may dệt. Hàng ngày công việc của mẹ rất vất vả và bận rộn. Nhưng mẹ vẫn chăm sóc gia đình. Mọi công việc nhà mẹ đều lo toan cẩn thận. Em thương mẹ đã một nắng hai sương vì gia đình. Nên em tự hứa sẽ học tập thật tốt để mẹ cảm thấy vui lòng.

Câu sử dụng thành ngữ: Em thương mẹ đã một nắng hai sương vì gia đình.

Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) trong đó sử dụng ít nhất một thành ngữ trong bài tập 5- Mẫu 18

Bà ngoại là người em vô cùng yêu thương. Năm nay, bà bảy mươi tuổi. Dáng người bà nhỏ, lưng của bà đã bị còng xuống. Bà có một khuôn mặt phúc hậu. Làn da đã nhăn nheo nhưng vẫn toát lên vẻ hồng hào tươi sáng. Đôi mắt của bà đã mờ đục đi nhiều. Đôi bàn tay nhỏ bé có nhiều vết chai sần. Cả cuộc đời bà chăm lo cho con, cho cháu. Biết bao năm tháng bà phải chân lấm tay bùn trên đồng ruộng. Đến khi về già, bà mới được nghỉ ngơi, hưởng phúc. Mọi người đều rất kính trọng, yêu mến bà ngoại. Còn trong mắt của em, bà giống như bà tiên trong câu truyện cổ tích vậy.

Câu sử dụng thành ngữ: Biết bao năm tháng bà phải chân lấm tay bùn trên đồng ruộng.

Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) trong đó sử dụng ít nhất một thành ngữ trong bài tập 5- Mẫu 19

Dân tộc Việt Nam có truyền thống tương thân tương ái. Trong quá khứ, chúng ta đã đoàn kết lại, đùm bọc lẫn nhau vượt qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Năm 1945, khi nhân dân ta phải đối mặt với “giặc đói”, chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào “Một nắm khi đói, bằng một gói khi no” được nhân dân hưởng ứng nhiệt liệt. Hành động nhường cơm sẻ áo đã thể hiện được tấm lòng tốt đẹp của con người Việt Nam. Đến hiện tại, tinh thần đó lại càng được nêu cao. Nhiều chương trình từ thiện đã thể hiện được tinh thần nhân ái giữa con người. Có thể kể đến những cái tên quen thuộc như “Cặp lá yêu thương”, “Việc tử tế”, “Trái tim cho em” đã giúp đỡ được biết bao mảnh đời khó khăn trong xã hội. Bởi vậy, chúng ta cần tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp này.

Câu sử dụng thành ngữ: Hành động nhường cơm sẻ áo đã thể hiện được tấm lòng tốt đẹp của con người Việt Nam.

Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) trong đó sử dụng ít nhất một thành ngữ trong bài tập 5- Mẫu 20

Xã hội ngày càng phát triển. Cuộc sống của con người đầy đủ hơn. Tuy nhiên, còn không ít người vẫn phải chịu cảnh gạo chợ nước sông. Cuộc sống của họ hết sức khó khăn và thiếu thốn. Điều đó khiến mỗi người cần nêu cao tinh thần nhân ái. Dù là sự chia sẻ về vật chất (cơm ăn, áo mặc, tiền bạc…) hay sẻ chia về tinh thần (những lời nói động viên, ánh mắt an ủi…) thì cũng đều đáng để người nhận trân trọng, biết ơn. Ngày hôm nay, tinh thần nhường cơm sẻ áo, một nắm khi đói bằng một gói khi no vẫn còn đó. Các doanh nghiệp đã chung tay giải cứu nông sản cho bà con nông dân. Những người tình nguyện tham gia hiến máu nhân đạo để cứu giúp các bệnh nhân. Cả xã hội cùng nhau chung tay giúp đỡ những người già neo đơn, trẻ em mồ côi… Mỗi một hành động nhỏ bé nhưng lại đều mang ý nghĩa lớn lao. Bản thân chúng ta khi giúp đỡ người khác chúng ta sẽ có được niềm vui, sự thanh thản trong tâm hồn, khiến cho trái tim chúng ta trở nên tươi sáng và yêu đời hơn. Hãy cho đi yêu thương để nhận lại yêu thương nhiều hơn.

Câu sử dụng thành ngữ:

  • Tuy nhiên, còn không ít người vẫn phải chịu cảnh gạo chợ nước sông.
  • Ngày hôm nay, tinh thần nhường cơm sẻ áo, một nắm khi đói bằng một gói khi no vẫn còn đó.

Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) trong đó sử dụng ít nhất một thành ngữ trong bài tập 5- Mẫu 21

Bác Hai gần nhà tôi là người phụ nữ tần tảo, hi sinh vì chồng con. Quanh năm chân lấm tay bùn nuôi đàn con thơ. Chồng bác là bộ đội về hưu và là thương binh hạng nặng nên mọi việc trong nhà đều do bác vun vén. Từ việc bé đến việc to, việc trong nhà đến việc của láng giềng bác không ngần ngại giúp đỡ. Nhất là đối với các phong trào nhường cơm sẻ áo, giúp đỡ vùng miền bão lũ, bác luôn là người đúng lên phát động bà con xóm làng tham gia.

Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) trong đó sử dụng ít nhất một thành ngữ trong bài tập 5- Mẫu 22

Gia đình, đó luôn là nơi ta tin tưởng, luôn là nơi ta quay về. Tôi cũng vậy, khi nhắc đến người mà tôi yêu thương nhất, đó chính là bố của tôi. Ông đã một nắng hai sương, làm lụng vất vả để kiếm tiền nuôi gia đình. Tôi thương bố tôi vô cùng, từ sáng sớm, trên vai là chiếc lưỡi liềm để cắt cỏ, ông lang thang trên chiếc xe từ lâu đời mà nhà nội để lại. Cuộc sống là vậy, nhưng nụ cười vẫn mãi trên đôi môi bố, ông thương con, thương cái lắm! Đối với tôi, bố là một người vĩ đại.

– Thành ngữ: ”Một nắng hai sương”

Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) trong đó sử dụng ít nhất một thành ngữ trong bài tập 5- Mẫu 23

Một con chuột rơi vào trong chĩnh gạo, sự cố ngoài ý muốn này khiến nó vui mừng không sao tả được. Sau khi xác định là không có nguy hiểm gì, nó liền bắt đầu cuộc sống ăn rồi lại ngủ, ngủ rồi lại ăn trong cái chĩnh gạo. Rất mau, chĩnh gạo sắp cạn kiệt, nhưng nó rốt cuộc vẫn không thoát khỏi sự cám dỗ của những hạt gạo, nên tiếp tục ở lại trong chĩnh. Từ đó, câu thành ngữ “Chuột sa chĩnh gạo” thường để gọi những người may mắn gặp được cảnh sung túc.

Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) trong đó sử dụng ít nhất một thành ngữ trong bài tập 5- Mẫu 24

Trận lũ lụt năm 2020 tại miền Trung được đánh giá là một trong những thiên tai khủng khiếp nhất từ trước đến giờ. Hàng ngàn ngôi nhà bị phá hủy khủng khiếp. Người dân phải sống trong cảnh ngập lụt, không có điện, không có nước sinh hoat, không có đồ ăn,… Chứng kiến cảnh tượng khốn khổ đó, các mạnh thường quân trên cả nước đã nhường cơm sẻ áo cùng nhau quyên góp ủng hộ người dân miền Trung. Để họ mau chóng quay trở về cuộc sống bình thường.

Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) trong đó sử dụng ít nhất một thành ngữ trong bài tập 5- Mẫu 25

Minh là một người hiền lành, tốt bụng và rất chăm chỉ học tập. AI trong trường cũng yêu quý và thân mến cậu. Ai không hiểu bài thì cậu luôn thân thiện giúp đỡ và chỉ dẫn tận tình. Khi không có đủ dụng cụ học tập, cậu luôn nhường cơm sẻ áo cho các bạn. Mặc dù học giỏi nhưng cậu cũng rất thân thiện nhưng không kiêu căng. Nếu làm bạn với cậu ấy các bạn sẽ nghe câu : Học phải đi đôi với hành khi mỗi khi học tập.

Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) trong đó sử dụng ít nhất một thành ngữ trong bài tập 5- Mẫu 26

“Một nắng hai sương” là câu thành ngữ nói về cuộc sống lao động cực nhọc, vất vả trăm bề của người nông dân. Họ phải làm lụng vất vả dãi dầu sương nắng để kiếm kế sinh nhai. Ta thương biết mấy hình ảnh bác nông dân nơi đồng ruộng. Dẫu là nắng hay sương thì họ vẫn lao động chăm chỉ. Chăm chỉ tạo nên hạt gạo dẻo thơm, tạo nên cuộc sống tốt đẹp. Cực nhọc của họ ngày hôm nay sẽ tạo nên thành quả lớn và làm đẹp cuộc đời này!

thành ngữ: một nắng hai sương

*****

Trên đây là hơn 26 mẫu Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) trong đó sử dụng ít nhất một thành ngữ trong bài tập 5 lớp 6 do thầy cô biên soạn. Hy vọng nội dung trong bài học hôm nay sẽ giúp các em có thêm nhiều ý tưởng mới lạ để từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình đạt điểm số cao nhất nhé.

Đăng bởi thầy cô trường THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tậplớp 6

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *