Trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử nổi bật của Việt Nam hoặc thế giới mà em và mọi người cùng quan tâm (10 mẫu)

Trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử nổi bật của Việt Nam hoặc thế giới mà em và mọi người cùng quan tâm bao gồm hướng dẫn viết cùng 10 bài mẫu tham khảo do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn sẽ là nguồn tài liệu hữu ích cho các em học sinh trau dồi thêm vốn từ, rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn ngắn ngày một hoàn thiện hơn.

Đề bài: Trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử nổi bật của Việt Nam hoặc thế giới mà em và mọi người cùng quan tâm

Trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử nổi bật của Việt Nam hoặc thế giới mà em và mọi người cùng quan tâm
Trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử nổi bật của Việt Nam hoặc thế giới mà em và mọi người cùng quan tâm

Mục lục

Dàn ý Trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử nổi bật của Việt Nam hoặc thế giới mà em và mọi người cùng quan tâm

1. Mở bài

  • Lời chào hỏi: Kính chào thầy cô và các bạn, tôi tên là… Sau đây, tôi sẽ trình bày về…
  • Nêu tên sự kiện và ý nghĩa khái quát của sự kiện.

2. Thân bài

  • Thuật lại diễn biến của sự kiện theo trình tự thời gian.
  • Ý nghĩa của sự kiện vào thời điểm mà nó xảy ra và ảnh hưởng của sự kiện đến đời sống ngày này.

3. Kết bài

  • Khẳng định ý nghĩa của sự kiện.
  • Lời chào: Xin cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ thầy cô và các bạn.

Trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử nổi bật của Việt Nam hoặc thế giới mà em và mọi người cùng quan tâm- Mẫu 1

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp diễn ra vô cùng cam go, ác liệt. Những chiến dịch của quân và dân ta đã phải chịu nhiều hy sinh, mất mát. Nhưng cũng từ đó, mà đất nước ta đã giành lại được độc lập, tự do. Điều đó có được phải kể đến chiến dịch Điện Biên Phủ lừng lẫy.

Nhà thơ Tố Hữu đã từng viết:

“Chín năm làm một Điện Biên
Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng”

Từ đó, chúng ta mới thấy được ý nghĩa của chiến dịch này. Trước hết, chiến dịch Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 – 1954. Ba đợt tiến công diễn ra trong năm mươi sáu ngày đêm. Đợt 1 (từ 13 đến 17 tháng 3), chúng ta tiêu diệt được hai cứ điểm quan trọng là Him Lam và Độc Lập, mở toang cánh cửa phía Bắc và Đông Bắc cho quân ta tiến xuống lòng chảo và khu trung tâm. Đợt 2 (từ 30 tháng 3 đến 30 tháng 4), ta đã kiểm soát các điểm cao, khu trung tâm Điện Biên Phủ nằm trong tầm bắn các loại sống của ta. Còn quân địch rơi vào thể bị động mất tinh thần cao độ. Đợt 3 (từ 1 đến 7 tháng 5), quân ta tổng công kích tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Đến ngày 7 tháng 5 năm 1954, chiến dịch toàn thắng.

Chiến dịch Điện Biên Phủ có ý nghĩa vô cùng to lớn. Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ đã chấm dứt chín năm kháng chiến chống Pháp trường kỳ, gian khổ của nhân dân Việt Nam. Từ đó, thực dân Pháp buộc phải ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ (7/1954) về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình tại các nước Đông Dương. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ thể hiện niềm tự hào dân tộc, niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và cổ vũ toàn Đảng, toàn dân một lòng chiến đấu dưới lá cờ vẻ vang của Đảng vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc. Đồng thời, chiến thắng này cũng cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, đặc biệt là các nước ở châu Á, châu Phi và Mĩ La-tinh.

Có thể khẳng định rằng, chiến dịch Điện Biên Phủ có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta.

Trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử nổi bật của Việt Nam hoặc thế giới mà em và mọi người cùng quan tâm- Mẫu 2

Dân tộc Việt Nam đã trải qua những năm tháng dưới sự cai trị của thực dân Pháp. Cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 diễn ra dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã giành lại nền độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam.

Diễn biến chính của cuộc Tổng khởi nghĩa: Ngày 9 tháng 3 năm 1945, trong đêm Nhật – Pháp bắn nhau, Hội nghị Thường vụ mở rộng dưới sự chỉ đạo của Tổng bí thư Trường Chinh. Đến ngày 12 tháng 3 năm 1945, Ban thường vụ trung ương Đảng đã họp hội nghị mở rộng, ra Chỉ thị nêu rõ “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 8 năm 1945, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc, ra Quân lệnh số 1. Ngày 16 tháng 8 năm 1945, Đại hội Quốc dân họp ở Tân Trào (Tuyên Quang) thông qua Lệnh Tổng khởi nghĩa. Đến chiều cùng ngày, một đơn vị Quân giải phóng do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy từ Tân Trào tiến về giải phóng Thái Nguyên, mở đầu cho Cách mạng tháng Tám. Ngày 17 tháng 8 năm 1945, Ủy ban giải phóng dân tộc ra mắt quốc dân và làm lễ tuyên thệ trước sân đình Tân Trào. Vào ngày 18 tháng 8 năm 1845, nhân dân bốn tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam khởi nghĩa giành chính quyền. Ngày 19 tháng 8 năm 1945, cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi tại thủ đô Hà Nội. Từ ngày 20 tháng 8, cuộc tổng khởi nghĩa lan rộng ra trên khắp các tỉnh thành phố. Ngày 30 tháng 8 năm 1945, Hoàng đế Bảo Đại – vị vua cuối cùng của triều đình nhà Nguyễn thoái vị. Cuộc Tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám toàn thắng. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử của dân tộc. Mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam – kỉ nguyên của độc lập, tự do, nhân dân lao động lên nắm chính quyền, làm chủ đất nước… Từ đây, Đảng Cộng sản Việt Nam đã trở thành Đảng cầm quyền, chuẩn bị điều kiện cho những thắng lợi tiếp theo. Đồng thời, thắng lợi trên đã góp phần tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, cũng như cổ vũ tinh thần đấu tranh của các nước thuộc địa.

Với sự thành công cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám, nước Việt Nam đã trở thành một quốc gia độc lập, tự do.

Trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử nổi bật của Việt Nam hoặc thế giới mà em và mọi người cùng quan tâm- Mẫu 3

Một trong những sự kiện lịch sử có ý nghĩa trọng đại với đất nước Việt Nam là ngày mùng 2 tháng 9 năm 1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Nhưng để có được bản Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chủ tịch đã có một thời gian chuẩn bị khá dài. Ngày 4 tháng 5 năm 1945, Hồ Chí Minh rời Pác Bó về Tân Trào. Ngày 22 tháng 8, Bác rời Tân Trào về Hà Nội. Tối ngày 25 tháng 8, Người vào nội thành ở tầng 2 nhà 48 Hàng Ngang. Sáng ngày 26 tháng 8, Hồ Chí Minh triệu tập và chủ trì cuộc họp Thường vụ Trung ương Đảng. Đến ngày 27 tháng 8, Người tiếp các bộ trưởng mới tham gia Chính phủ. Ngày 28 và 29, buổi sáng, Bác làm việc ở 12 Ngô Quyền, soạn Tuyên ngôn Độc lập; buổi tối, tại 48 Hàng Ngang, Bác tự đánh máy Tuyên ngôn độc lập. Ngày 30 tháng 8, Bác mời một số đồng chí đến để trao đổi ý kiến. Đúng 14 giờ ngày 2 tháng 9, Bác đọc bản Tuyên ngôn Độc lập ở quảng trường Ba Đình, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Sự kiện lịch sử trên đã đem đến một ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn. Nó có ý nghĩa trọng đại với toàn thể nhân dân Việt Nam. Bản Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử đánh dấu chấm hết cho chính quyền cai trị của thực dân Pháp trên lãnh thổ Việt Nam. Đồng thời khẳng định Việt Nam đã là một quốc gia độc lập, có chủ quyền lãnh thổ và quyền tự quyết. Toàn thể nhân dân Việt Nam có quyền tự do dân chủ. Đây là những quyền được luật pháp quốc tế công nhận.

Như vậy, sự kiện trên có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với lịch sử của dân tộc Việt Nam.

Trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử nổi bật của Việt Nam hoặc thế giới mà em và mọi người cùng quan tâm- Mẫu 4

Năm 1945, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa để phá bỏ xiềng xích nô lệ hơn tám mươi năm dưới ách thống trị của thực dân Pháp, mở ra một bước ngoặt mới cho đất nước Việt Nam.

Ngày 9 tháng 3 năm 1945, trong đêm Nhật – Pháp bắn nhau, Hội nghị Thường vụ mở rộng dưới sự chỉ đạo của Tổng bí thư Trường Chinh. Đến ngày 12 tháng 3 năm 1945, Ban thường vụ trung ương Đảng đã họp hội nghị mở rộng, ra Chỉ thị nêu rõ “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.

Từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 8 năm 1945, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc, ra Quân lệnh số 1. Ngày 16 tháng 8 năm 1945, Đại hội Quốc dân họp ở Tân Trào (Tuyên Quang) thông qua Lệnh Tổng khởi nghĩa. Đến chiều cùng ngày, một đơn vị Quân giải phóng do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy từ Tân Trào tiến về giải phóng Thái Nguyên, mở đầu cho Cách mạng tháng Tám.

Ngày 17 tháng 8 năm 1945, Ủy ban giải phóng dân tộc ra mắt quốc dân và làm lễ tuyên thệ trước sân đình Tân Trào. Vào ngày 18 tháng 8 năm 1845, nhân dân bốn tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam khởi nghĩa giành chính quyền. Ngày 19 tháng 8 năm 1945, cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi tại thủ đô Hà Nội. Từ ngày 20 tháng 8, cuộc tổng khởi nghĩa lan rộng ra trên khắp các tỉnh thành phố.

Ngày 30 tháng 8 năm 1945, Hoàng đế Bảo Đại – vị vua cuối cùng của triều đình nhà Nguyễn thoái vị. Cuộc Tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám toàn thắng. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa đã mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam – kỉ nguyên của độc lập, tự do, nhân dân lao động lên nắm chính quyền, làm chủ đất nước. Từ đây, Đảng Cộng sản Việt Nam đã trở thành Đảng cầm quyền, chuẩn bị điều kiện cho những thắng lợi tiếp theo. Đồng thời, thắng lợi trên đã góp phần tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, cũng như cổ vũ tinh thần đấu tranh của các nước thuộc địa.

Tóm lại, cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám đã có ý nghĩa lịch sử to lớn đối với đất nước và nhân dân ta.

Trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử nổi bật của Việt Nam hoặc thế giới mà em và mọi người cùng quan tâm- Mẫu 5

Dân tộc Việt Nam đã phải trải qua hơn một nghìn năm Bắc thuộc. Nhưng ở bất cứ triều đại nào cũng có những con người đứng lên lãnh đạo nhân dân chống lại kẻ thù xâm lược. Một trong số đó phải kể sự kiện vua Quang Trung đại phá hai mươi vạn quân Thanh.

Năm 1788, Lê Chiêu Thống đã nhu nhược cho người sang cầu cứu nhà Thanh (Trung Quốc) với mưu đồ tiêu diệt quân Tây Sơn. Lợi dụng cơ hội này, Tôn Sĩ Nghị dẫn hơn hai mươi vạn quân Thanh ồ ạt tràn qua biên giới nước ta, tiến công vào thành Thăng Long. Chúng đã gây ra biết bao tội ác với nhân dân ta. Tháng 11, năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung, chỉ huy quân tiến ra Bắc, liên tục tuyển thêm quân. Vua Quang Trung chia quân làm năm đạo tiến ra Bắc Hà, đạo chủ lực do Quang Trung chỉ hủy tiến thẳng vào Thăng Long. Chỉ trong vỏn vẹn mười ngày từ tối 30 đến mùng 5 tháng Giêng năm Kỷ Dậu (1789), nghĩa quân của Quang Trung đã chiến đấu và chiến thắng hơn hai mươi vạn quân Thanh. Đầu tiên, nghĩa quân tấn công nghĩa binh trấn thủ ở sông Gián, bắt sống không để sót một tên, ngăn cản chúng báo tin cho quân đội ở hai đồn Hà Hồi và Ngọc Hồi. Đến nửa đêm ngày mùng 3, vua Quang Trung dẫn binh lính tiến đánh và giành được Hà Hồi, tịch thu hết lương thực và vũ khí của kẻ thù. Đến ngày mùng 5 thì quân ta giành được đồn Ngọc Hồi. Chủ tướng giặc là Tôn Sĩ Nghị trước đó nghe tin cấp báo đã chạy trốn. Vua Lê Chiêu Thống ở trong cung nghe tin cũng tìm cách thoát chạy trong tình cảnh hết sức thảm hại. Nghĩa quân của ta đã dẹp tan quân Thanh, giành lại được kinh thành Thăng Long.

Chiến thắng của nghĩa quân Tây Sơn đã phá tan âm mưu xâm lược quân Thanh. Đồng thời, giành lại nền độc lập và tự do cho dân tộc. Từ nay, nhân dân có thể được hưởng một cuộc sống hòa bình, hạnh phúc. Thắng lợi này góp phần thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm bảo vệ đất nước của nhân dân ta.

Như vậy, sự kiện trên có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với đất nước ta. Từ đó, chúng ta cần phải ghi nhớ công ơn của các vị anh hùng dân tộc đã có công bảo vệ đất nước.

Trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử nổi bật của Việt Nam hoặc thế giới mà em và mọi người cùng quan tâm- Mẫu 6

Xin chào cả lớp, hôm nay tôi đại diện cho nhóm 1 trình bày ý nghĩa của chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” vào năm 1972.

Đầu tiên chúng ta hãy cùng ôn lại diễn biến của cuộc chiến đấu đó nhé. Khoảng 20 giờ ngày 18/12/1972, Mĩ huy động hàng chục tốp máy bay B52 và các loại máy bay khác ồ ạt ném bom Hà Nội, mở đầu 12 ngày đêm ném bom hủy diệt. Trong những ngày đó Mĩ đã ném bom Hà Nội và các tỉnh phụ cận, chúng ném cả vào trường học, khu phố, bến xe. Làm cho hàng nghìn người dân chết và bị thương. Đêm 20 rạng sáng 21/12 quân dân Hà Nội đã bắn rơi 7 chiếc B52, có 5 chiếc rơi tại chỗ và bắt sống 12 phi công Mĩ

Ngày 26/12, địch tập trung số lượng máy bay B52 lớn nhất hơn 100 chiếc hòng hủy diệt Hà Nội. Quân dân ta đã kiên cường đánh trả, bắn rơi 18 máy bay Mĩ, trong đó có 8 máy bay B52, 5 chiếc bị bắn rơi tại chỗ. Những ngày đêm tiếp theo máy bay Mĩ vẫn không thoát khỏi sự trừng trị của quân dân ta. Đêm ngày 29/12, Hà Nội đánh thắng trận cuối cùng. Ngày 30/12/1972, biết không thể khuất phục được nhân dân ta bằng bom đạn Ních-xơn tuyên bố ngừng ném bom bắn phá miền Bắc. Miền Bắc Việt Nam sạch bóng quân thù.

Các bạn biết không Chiến thắng Điện Biên Phủ đã để lại rất nhiều ý nghĩa quan trọng với lịch sử dân tộc Việt Nam. Chiến thắng “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không 1972” đóng vai trò quyết định trực tiếp buộc chính phủ Mỹ phải ký kết Hiệp định Paris (27/1/1973) về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, rút hết quân viễn chinh, quân đồng minh về nước, mở ra bước ngoặt mới cho toàn bộ sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc; đồng thời làm nức lòng bè bạn và nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới, cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng giải phóng dân tộc, đẩy lùi “tâm lí sợ hãi” về cái gọi là “sức mạnh khủng khiếp của không quân chiến lược Mỹ”. Chiến thắng “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho kho tàng nghệ thuật quân sự Việt Nam

Trên đây là một vài những ý kiến của nhóm tôi về ý nghĩa của chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không”. Mong rằng sẽ nhận được những góp ý, nhận xét của cả lớp để bài làm của nhóm hoàn thiện hơn. Cảm ơn các bạn đã lắng nghe.

Trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử nổi bật của Việt Nam hoặc thế giới mà em và mọi người cùng quan tâm- Mẫu 7

Cách mạng tháng Tám năm 1945 là sự kiện vĩ đại trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Đây là một trong những mốc son chói lọi, một bước ngoặt vĩ đại; đồng thời, là biểu tượng tuyệt vời của sức mạnh, tinh thần, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam.

Tháng 4 năm 1945, Trung ương triệu tập Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ và quyết định nhiều vấn đề quan trọng. Đặc biệt là thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam giải phóng quân. Ngày 16/4, tổng bộ Việt Minh ra Chỉ thị tổ chức các Ủy ban Dân tộc giải phóng các cấp và chuẩn bị thành lập Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam, tức Chính phủ lâm thời cách mạng Việt Nam. Tháng 5 năm 1945, Bác Hồ từ Cao Bằng về Tuyên Quang chọn Tân Trào làm căn cứ chỉ đạo cách mạng cả nước và chuẩn bị Đại hội quốc dân. Tháng 8 năm 1945 là thời điểm cao trào của cuộc cách mạng. Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào khẳng định đây cơ hội của ta để giành lại độc lập. Sau khi phát động toàn dân khởi nghĩa dành chính quyền, 23 giờ ngày 13/8 ủy ban Khởi nghĩa ra Quân lệnh số 1 hiệu triệu toàn dân tổng khởi nghĩa. Từ 14 đến 18/8/1945 tổng khởi nghĩa nổ ra giành thắng lợi, có 4 tỉnh giành được chính quyền: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh và Quảng Nam. Ngày 19/8 khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Hà Nội. Tiếp đến 23/8 khởi nghĩa thắng lợi ở Huế và nhiều tỉnh thành khác. Cuối cùng là 25/8, khởi nghĩa thắng lợi ở Sài Gòn – Gia Định, Kon Tum,… Kết quả là ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa. Như vậy chỉ trong vòng 15 ngày (từ 14/8 đến 28/8/1945) tổng khởi nghĩa tháng Tám đã thành công trong cả nước. Lần đầu tiên trong cả nước chính quyền về tay nhân dân.

Cách mạng thắng lợi mang lại ý nghĩa to lớn với toàn dân tộc. Chiến thắng đã mở ra một bước ngoặc lớn trong lịch sử dân tộc bởi thứ nhất nó phá tan hai tầng xiềng xích nô lệ của Pháp – Nhật, lật nhào chế độ quân chủ, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Thứ hai là mở ra kỷ nguyên độc lập tự do, làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh dân tộc. Với thắng lợi của cách mạng tháng tám thì Đảng Cộng sản trở thành một Đảng cầm quyền, chuẩn bị những điều kiện tiên quyết cho những thắng lợi tiếp theo. Không những vậy, chiến thắng của đất nước ta còn ảnh hưởng đến thế giới góp phần đánh bại chủ nghĩa phát xít. Đặc biệt, cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa và nửa thuộc địa trên thế giới nhất là Châu Á và châu Phi.

Như các bạn vừa nghe thì tôi xin khẳng định đây là một sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Bước khởi đầu cho những chiến thắng tiếp theo của chúng ta.

Trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử nổi bật của Việt Nam hoặc thế giới mà em và mọi người cùng quan tâm- Mẫu 8

(ĐCSVN) – Chiến thắng Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không như một bản anh hùng ca vĩ đại của dân tộc ta trong thế kỷ XX; một trong những chiến công oanh liệt trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Chiến thắng “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” mãi mãi là biểu tượng của bản lĩnh và trí tuệ con người Việt Nam. Những ngày này cách đây bốn mươi bảy năm, quân và dân Thủ đô Hà Nội, Hải Phòng và một số tỉnh lân cận đã anh dũng chiến đấu đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược quy mô lớn của đế quốc Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng, làm nên Chiến thắng “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” chấn động địa cầu buộc đế quốc Mỹ phải kí kết Hiệp định Pari chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam; tạo bước ngoặt quan trọng, quyết định để quân và dân thực hiện trọn vẹn lời di huấn của Người: “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”. Chiến thắng “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” như một bản anh hùng ca vĩ đại của dân tộc ta trong thế kỷ XX; một trong những chiến công oanh liệt trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Chiến thắng “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” mãi mãi là biểu tượng của bản lĩnh và trí tuệ con người Việt Nam.

Bốn mươi bảy năm đã trôi qua, chúng ta càng có thêm điều kiện để nhận định, đánh giá sâu sắc, toàn diện hơn về tầm vóc to lớn của chiến thắng. Nhiều nhà nghiên cứu, các độc giả trong nước và quốc tế đặt ra câu hỏi vì sao trong cuộc đối đầu với kẻ thù có tiềm lực vật chất, vũ khí mạnh hơn ta, hiện đại hơn ta gấp nhiều lần trong 12 ngày, đêm tháng chạp năm 1972, nhưng chúng ta đã đánh thắng? Có rất nhiều nguyên nhân trong đó có cả nguyên nhân chủ quan, khách quan và bài học kinh nghiệm được rút ra, nhưng điều đầu tiên để minh chứng cho Chiến thắng “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” là: Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng, Bác Hồ, của Quân uỷ Trung ương; sự vận dụng sáng tạo nghệ thuật quân sự Việt Nam trong từng trận đánh, trong từng chiến dịch chống lại cuộc tập kích đường không chiến lược của đế quốc Mỹ vào Thủ đô Hà Nội, Hải Phòng và một số tỉnh lân cận; do phát huy tốt sức mạnh tổng hợp của quân dân, của chiến tranh nhân dân, của thế trận phòng không nhân dân cả nước, đặc biệt là Quân chủng Phòng không – Không quân; biết vận dụng linh hoạt sáng tạo trong xây dựng thế trận nhân dân và xây dựng lực lượng phòng không nhân dân. Mặt khác, chúng ta có sự ủng hộ giúp đỡ to lớn của anh em, bạn bè, các nước xã hội chủ nghĩa và nhân loại tiến bộ trên toàn thế giới, nhất là Liên Xô. Song có một nguyên nhân hết sức quan trọng góp phần làm nên chiến thắng “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” là chúng ta đã tiến hành có hiệu quả công tác đảng, công tác chính trị trong huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và tinh thần dám đánh, quyết đánh và quyết thắng giặc Mỹ của quân và dân ta.

Để xây dựng nhân tố chính trị tinh thần cho bộ đội, trong quá trình xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh, các đơn vị quân đội đã chú trọng xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, trong đó lấy xây dựng về chính trị làm cơ sở để phát huy cao độ nhân tố con người, nhân tố cơ bản quyết định thắng lợi của cuộc đọ sức thần kỳ với giặc Mỹ trong 12 ngày đêm tháng Chạp năm 1972.

Công tác đảng, công tác chính trị trong chiến dịch 12 ngày đêm tháng chạp năm 1972 thể hiện ở việc thường xuyên làm tốt công tác giáo dục, quán triệt đường lối, quan điểm của Đảng, tình hình nhiệm vụ, bản chất truyền thống, xây dựng ý chí quyết chiến, quyết thắng; làm cho bộ đội luôn có ý thức đoàn kết, kỷ luật, cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu cao; kiên quyết, chủ động, sáng tạo phát huy sức mạnh chiến tranh nhân dân trong chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ đối với miền Bắc, là nguồn cội tạo nên ý chí quyết đánh, quyết thắng của quân và dân ta; là tầm nhìn chiến lược của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Trung ương Đảng, Quân uỷ Trung ương và Bộ Quốc phòng, nhân tố quyết định thắng lợi Chiến thắng “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không”. Những lời tiên tri thiên tài của Bác là nguồn cổ vũ, động viên, củng cố quyết tâm cho toàn Đảng, toàn quân trong suốt cuộc kháng chiến đầy cam go, thử thách đối đầu với không quân hiện đại của đế quốc Mỹ.

Ngay từ những năm 1962, Bác Hồ đã đặt vấn đề về việc nghiên cứu B.52 và chuẩn bị cho đánh B.52. Ngày 19 tháng 7 năm 1965, khi Bác đến thăm Trung đoàn 234 của Quân chủng Phòng không – Không quân Bác đã khẳng định: Dù đế quốc Mỹ có lắm súng, nhiều tiền, dù chúng có B.57, B.52 hay B gì đi nữa ta cũng đánh mà đã đánh là nhất định thắng.

Năm 1966, khi máy bay đánh Quảng Bình, Bác chỉ thị cho Quân chủng Phòng không – Không quân phải tìm cách đánh cho được B.52, trách nhiệm này Bác giao cho Quân chủng Phòng không – Không quân. Năm 1967, Bác căn dặn Quân chủng Phòng không – Không quân muốn bắt cọp thì phải vào hang. Thực hiện lời căn dặn của Bác, Quân chủng Phòng không – Không quân đã đưa Trung đoàn Tên lửa 238 vào Vĩnh Linh để tìm cách đánh B.52. Sau một thời gian dày công nghiên cứu nhận dạng máy bay B.52, Tiểu đoàn 84, Trung đoàn Tên lửa 238, ngày 17 tháng 9 năm 1967 đã bắn rơi một chiếc B.52. Đây là kíp chiến đấu đầu tiên của bộ đội tên lửa bắn rơi B.52 của không quân Mỹ trên chiến trường miền Bắc.

Sự lãnh đạo, chỉ đạo tài tình của Đảng và Bác Hồ đã tạo cơ sở niềm tin và ý chí quyết chiến, quyết thắng cho quân và dân ta, là cơ sở để hoạt động công tác đảng, công tác chính trị tiến hành có hiệu quả, góp phần xây dựng nhân tố chính trị tinh thần, tạo nên sức mạnh để quân và dân ta đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất bằng không quân của đế quốc Mỹ. Để có được chiến thắng lịch sử vẻ vang trong 12 ngày đêm quân và dân ta, đặc biệt là Quân chủng Phòng không – Không quân đã phải tốn biết bao mồ hôi, xương máu qua nhiều năm chuẩn bị từng bước, từng phương án chiến đấu. Các cán bộ lãnh đạo, chỉ huy, đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và các kíp chiến đấu của các binh chủng đều phát huy trí tuệ tập thể, hiến kế đánh B.52.

Trước cũng như trong quá trình chiến dịch phòng không 12 ngày đêm cuối tháng 12 năm 1972, Quân uỷ Trung ương đã tập trung chỉ đạo sát sao các hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị nhằm làm cho mọi cán bộ, chiến sĩ trong quân đội cũng như toàn thể nhân dân miền Bắc, nhân dân Thủ đô Hà Nội nhận thức đúng đắn âm mưu thủ đoạn của địch; tính chất gay go ác liệt của cuộc đối đầu lịch sử; nêu cao tinh thần yêu nước, từ đó củng cố quyết tâm chiến đấu. Chính làm tốt công tác Đảng, công tác chính trị nên dù bom đạn Mỹ có thể tàn phá trận địa, công trình cơ sở vật chất, kỹ thuật nhưng không thể khuất phục được ý chí quyết chiến, quyết thắng của quân và dân ta.

Trong điều kiện hạn chế về vũ khí, trang bị kĩ thuật, quân và dân cả nước, nhất là quân và dân Thủ đô Hà Nội, Hải Phòng và Quân chủng Phòng không – Không quân đã vượt qua gian khổ, tìm tòi, sáng tạo vượt qua mọi thử thách quyết liệt, đoàn kết, chi viện lẫn nhau quyết tâm đánh thắng siêu pháo đài bay B.52 của đế quốc Mỹ. Đó chính là sức mạnh, là ý chí chiến đấu, tinh thần dám đánh, quyết đánh và quyết thắng của quân và dân ta trong chiến dịch 12 ngày đêm tháng Chạp năm 1972.

Chấp hành chỉ thị của trên, Đảng uỷ Bộ Tư lệnh và các cơ quan Quân chủng đã dốc sức xây dựng quyết tâm, tìm tòi sáng tạo cách đánh, chuẩn bị thế trận và vũ khí trang bị, các mặt đảm bảo cho đón đánh máy bay chiến lược B.52 và các loại máy bay của Mỹ trên bầu trời Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh lân cận.

Sau khi được Quân uỷ Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh thông qua kế hoạch và phương án tác chiến chiến dịch đất đối không vào cuối tháng 9 năm 1972 thì đầu tháng 10, Đảng uỷ Quân chủng Phòng không – Không quân đã ra nghị quyết tăng cường giáo dục cán bộ, chiến sĩ quyết tâm bắn rơi nhiều máy bay Mỹ kể cả B.52. Để thực hiện các quyết tâm đó, Đảng uỷ, Bộ Tư lệnh Quân chủng đã tổ chức tốt các Hội nghị: Sơ kết rút kinh nghiệm lãnh đạo, chỉ huy xây dựng và chiến đấu 6 tháng chống chiến tranh phá hoại lần thứ 2 của đế quốc Mỹ đối với miền Bắc; Chuyên đề bàn về cách đánh B.52; Trao đổi kinh nghiệm về chống nhiễu, cách phân biệt nhiễu thật và nhiễu giả B.52 trong tầm đánh… Trong và sau các hội nghị nói trên đã xây dựng được lòng tin và quyết tâm chiến đấu cao “giải nhiễu được tư tưởng”, đó là thành công bước đầu của Chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không” cuối năm 1972.

Thành công lớn nhất trong công tác đảng, công tác chính trị trong chiến dịch phòng không cuối năm 1972 là các đơn vị đã chú trọng và tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, xây dựng được ý chí quyết tâm dám đánh, quyết đánh, quyết thắng không quân chiến lược của đế quốc Mỹ, phát huy dân chủ cao độ, tổng hợp được trí tuệ sáng tạo của mọi quân nhân.

Ngay trước khi bước vào cuộc chiến 12 ngày đêm, Thường vụ Đảng uỷ Quân chủng Phòng không – Không quân cho rằng vấn đề quan trọng hàng đầu vẫn là vấn đề tư tưởng, vấn đề quyết tâm. Thời điểm đó, sau các trận B.52 đánh vào Vĩnh Linh (ngày 10 tháng 4 năm 1972), Thanh Hóa (ngày 13 tháng 4 năm 1972), Hải Phòng (ngày 16 tháng 4 năm 1972), tên lửa chiến đấu hiệu suất kém đã xuất hiện tư tưởng không tin là tên lửa Sam.2 có thể đánh được B.52 rơi tại chỗ. Do đó, đi đôi với nội dung sinh hoạt chính trị đẩy lùi ảo tưởng “hòa bình trong tầm tay” cơ quan chính trị, cán bộ chính trị tập trung đi sâu nắm tình hình tư tưởng bộ đội, suy nghĩ mọi biện pháp để củng cố niềm tin là có thể đánh thắng B.52 như đã từng đánh các loại máy bay khác để giành chiến thắng. Công tác động viên chính trị tư tưởng, xây dựng quyết tâm, công tác thi đua giết giặc lập công được chú trọng và tiến hành liên tục. Điều khẳng định Mỹ sẽ sử dụng máy bay B.52 vào đánh miền Bắc và chúng sẽ đánh Hà Nội, Hải Phòng được phổ biến sâu rộng tới cán bộ, chiến sĩ, tới các tổ chức đảng và các tổ chức quần chúng. Quán triệt cho bộ đội nắm vững phương án tác chiến, động viên cán bộ, chiến sĩ các kíp chiến đấu phát huy trí tuệ sáng tạo, tìm cách đánh, quyết tâm đánh, quyết đánh rơi máy bay B.52 tại chỗ. Quân chủng đã phát động phong trào thi đua lập công được các cấp uỷ đảng, cơ quan chính trị, chính uỷ, chính trị viên các cấp đi sâu, đi sát để quán triệt nhiệm vụ, động viên cán bộ, chiến sỹ quyết tâm đánh bại cuộc tập kích chiến lược đường không bằng B.52 của đế quốc Mỹ.

Trong quá trình chống lại cuộc tập kích đường không trong chiến dịch 12 ngày đêm, các cấp uỷ đảng đã phát huy được vai trò, vị trí của mình đó là sự lãnh đạo tập thể đi đôi với phân công cá nhân phụ trách. Các cấp uỷ đảng đã kịp thời nhận định chính xác phương hướng, thời điểm và mục tiêu có khả năng địch sẽ đánh từ đó đưa ra cách sử dụng lực lượng và có thế trận phù hợp, bên cạnh đó phát huy quyền và trách nhiệm của người chỉ huy được linh hoạt xử lý về cách đánh. Vị trí của chính uỷ, chính trị viên cũng được phát huy, nhất là tiến hành có hiệu quả công tác chính trị, công tác tư tưởng trong chiến đấu, luôn luôn cùng người chỉ huy trao đổi kịp thời mọi tình huống diễn ra.

Chiến thắng “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” đã để lại cho chúng ta nhiều bài học kinh nghiệm vô cùng quý giá, những kinh nghiệm công tác Đảng, công tác chính trị trước và trong chiến dịch 12 ngày đêm đối đầu với Không quân đế quốc Mỹ góp phần làm nên chiến thắng là những kinh nghiệm được đúc kết trong thực tiễn chiến đấu của quân và dân Hà Nội nói chung, Quân chủng Phòng không – Không quân nói riêng ngày nay vẫn còn nguyên giá trị, tiếp tục được vận dụng sáng tạo trong điều kiện hoàn cảnh mới, góp phần bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ Nhà nước và bảo vệ nhân dân.

Trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử nổi bật của Việt Nam hoặc thế giới mà em và mọi người cùng quan tâm- Mẫu 9

Xin chào thầy/cô và các bạn, trong buổi trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử hôm nay, tôi thay mặt nhóm chia sẻ bài nói về sự kiện 11 tháng 9 tại Mỹ.

Sự kiện 11 tháng 9 hay cuộc tấn công ngày 11 tháng 9 là sự kiện lịch sử từng khiến toàn thế giới rúng động. Sự kiện này là một loạt cuộc tấn công khủng bố của nhóm 19 tên khủng bố Hồi giáo Al-Qaeda nhằm vào nước Mỹ.

Vào lúc 8h45 sáng 11/9/2001, máy bay mang số hiệu 11 của hãng hàng không American Airlines do những tên khủng bố khống chế đã đâm vào tòa tháp phía Bắc của Trung tâm Thương mại thế giới, Hạ Manhattan. Mười bảy phút sau, chiếc Boeing mang hiệu 175 của hãng United Airlines đâm vào tòa phía Nam của Trung tâm thương mại này. Sức công phá của hai chiếc máy bay đã làm sụp đổ cả hai tòa tháp cao 110 tầng của WTC và kéo theo 7 tòa tháp trong khu vực bị kéo đỗ.

Tiếp theo tại Washington D.C, quân khủng bố điều khiển chuyến bay hiệu 77 của hãng hàng không American Airlines đâm vào trụ sở của Lầu Năm Góc (Bộ Quốc phòng Mỹ) ở phía Tây. Theo thông tin điều tra của Mỹ, mục tiêu chuyến bay thứ tư của quân khủng bố là Nhà Trắng hoặc Tòa nhà Quốc hội Mỹ, nhưng do đã nghe được tin về vụ tấn công tại New York, nên các hành khách trên chuyến bay đã cùng nhau chống lại bọn không tặc, khiến máy bay này rơi xuống khu vực Shanksvill thuộc bang Pennsylvania lúc 10h03.

Có lẽ các bạn cũng đã nghe đến sự kiện này, nhưng những mất mát mà vụ khủng bố gây ra chúng ta khố mà tưởng tượng nổi. Đây là vụ tấn công đẫm máu nhất trong lịch sử nhân loại. Theo số liệu từ Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI), vụ tấn công ngày 11/9/2021 đã tước đi mạng sống của 2.977 người, riêng tại khu Trung tâm thương mại là 2.752. Đau đớn hơn, là cho đến tận hôm nay, hơn một nửa số người thiệt mạng vẫn chưa được nhân dạng.

Cuộc tấn công cũng làm tổn thất nghiêm trọng đến tình hình kinh tế New York và gây ra cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu. Lầu Năm Góc mất 1 năm để sửa chữa, Trung tâm thương mại Thế giới phải đến tháng 5/2002 mới hoàn thành việc dọn dẹp. Ngành hàng không hoạt động với các quy định an toàn mới và được giám sát chặt chẽ của các cơ quan tình báo Mỹ.

Và những mất mát kinh hoàng này đã làm thay đổi gần như mọi mặt của nước Mỹ. Ngay sau cuộc tấn công, chính quyền Mỹ mà Tổng thống đương nhiệm là đã phát động cuộc chiến chống khủng bố trên toàn thế giới. Bắt đầu là hành động đưa quân gây chiến tranh tại Afghanistan ngay trong năm. Cuộc chiến tranh này kéo dài suốt 20 năm, cho đến lệnh rút quân của chính quyền Tổng thống Biden của Hoa Kỳ vào năm 2021 vừa qua.

Ngày 11/9 hằng năm trở thành ngày tưởng niệm những nạn nhân xấu số đã thiệt mạng trong vụ khủng bố. Nước Mỹ xây dựng nhiều đài tưởng niệm tại Thành phố New York, Quận Arlington, Virginia đài tưởng niệm tại trường vụ tai nạn ở Pennsylvania.

Qua những thông tin về sự kiện tôi chia sẻ trên đây, chắc hẳn chúng ta đều cùng có một ý nghĩa, đó là lên án chiến tranh, tội ác và đồng thời trân trọng, bảo vệ nền hòa bình. Và chúng ta hãy luôn biết ơn vì một Việt Nam hòa bình, hãy giữ gìn lấy hòa bình và góp phần làm cho đất nước giàu đẹp, thịnh vượng.

Trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử nổi bật của Việt Nam hoặc thế giới mà em và mọi người cùng quan tâm- Mẫu 10

“Cứ đến ngày 8/3 hàng năm, phụ nữ trên toàn thế giới lại được cả nhân loại tôn vinh. Hãy cùng ôn lại lịch sử của ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 để hiểu thêm về ngày này.”

“Lịch sử ngày 8-3 bắt đầu từ phong trào của nữ công nhân ngành dệt nước Mỹ vào cuối thế kỳ XIX. Ngày 8/3/1857, các công nhân ngành dệt đứng dậy chống lại những điều kiện làm việc khó khăn và tồi tàn của họ tại thành phố New York. Hai năm sau, cũng trong tháng 3, các nữ công nhân Hoa Kỳ trong hãng dệt thành lập công đoàn đầu tiên đã được bảo vệ và giành được một số quyền lợi.

Khoảng 50 năm sau, ngày 8/3/1908, 15.000 phụ nữ diễu hành trên các đường phố New York đòi tăng lương, giảm giờ làm việc và hủy bỏ việc bắt trẻ con làm việc. Sau đó, Đảng Xã hội Hoa Kỳ tuyên bố Ngày Quốc tế Phụ nữ là ngày 28/2/1909.

Tuy nhiên, đến ngày 8/3/1910, tại Hội nghị phụ nữ do Quốc tế thứ 2 (Quốc tế Xã hội chủ nghĩa) tổ chức, 100 đại biểu phụ nữ thuộc 17 nước đòi quyền bầu cử cho phụ nữ. Chủ tịch Hội nghị là bà Clara Zetkin, phụ nữ Đức, đã đề nghị chọn một ngày quốc tế phụ nữ để nhớ ơn những phụ nữ đã đấu tranh trên toàn thế giới. Hội nghị đã quyết định chọn ngày 8/3 làm Ngày Quốc tế Phụ nữ, ngày đoàn kết đấu tranh của phụ nữ với những khẩu hiệu: “Ngày làm việc 8 giờ”, “Việc làm ngang nhau”, “Bảo vệ bà mẹ và trẻ em”.”

“Từ đó, ngày 8/3 hàng năm trở thành ngày đấu tranh chung của phụ nữ lao động trên toàn thế giới, là biểu dương ý chí đấu tranh của phụ nữ khắp nơi trên thế giới đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ, hòa bình và tiến bộ xã hội; vì quyền lợi hạnh phúc của phụ nữ và nhi đồng.

Ở nước ta, vào ngày 8/3 còn là dịp kỷ niệm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, hai vị nữ anh hùng đầu tiên của dân tộc đã có công đánh đuổi giặc ngoại xâm, giữ nguyên bờ cõi, giang sơn đất Việt.

Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng đã phất cờ khởi nghĩa và nhận được sự hưởng ứng nhiệt liệt của các Lạc hầu, Lạc tướng, của những người yêu nước ở khắp các thị quận và đông đảo lực lượng là phụ nữ tham gia khởi nghĩa.

Được sự ủng hộ đông đảo của các lực lượng, cuộc Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đã lan rộng khắp nơi. Dưới sự lãnh đạo tài tình của Hai Bà Trưng, cuộc khởi nghĩa đã giành thắng lợi, đập tan chính quyền đô hộ, buộc tướng Tô Định phải cải trang, cắt tóc, cạo râu trốn về nước.

Sau cuộc khởi nghĩa thắng lợi, Bà Trưng Trắc được các tướng lĩnh và nhân dân suy tôn làm vua. Bà lên ngôi và lấy niên hiệu là Trưng Nữ Vương; đóng đô ở Mê Linh (huyện Mê Linh – tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay).

Năm 42, nhà Hán lại kéo quân sang xâm lược nước ta. Hai Bà lại một lần nữa ra quân, phất cờ khởi nghĩa, bảo vệ đất nước. Tuy nhiên, do chênh lệch thế lực với địch quá lớn nên cuộc khởi nghĩa chỉ kéo dài 2 năm. Hai Bà đã hy sinh anh dũng để bảo vệ dân tộc.

Thắng lợi cuộc khởi nghĩa của Hai Bà trưng được đánh giá là một bản anh hùng ca bất diệt, thể hiện ý chí độc lập và niềm tự hào dân tộc. Đồng thời, cuộc khởi nghĩa cũng là một minh chứng cho sức mạnh của phụ nữ Việt Nam trong lịch sử nhân loại trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tại Việt Nam, để thể hiện sự tôn vinh những người phụ nữ, một nửa thế giới, người ta thường tổ chức rất trang trọng, tràn ngập hoa và những lời chúc tốt đẹp. Ngày 8/3 cũng là ngày nam giới thể hiện sự chăm sóc yêu thương cho người phụ nữ mà họ yêu quý.

Trong 365 ngày của một năm, phụ nữ có riêng một ngày để được xã hội quan tâm và bù đắp những thiệt thòi, vất vả trong cuộc sống. Họ luôn âm thầm hy sinh và chịu đựng để xây dựng hạnh phúc gia đình. Vì vậy, họ xứng đáng nhận được sự tôn trọng và quan tâm hơn nữa từ một nửa kia còn lại của thế giới, chia sẻ với họ những khó khăn trong công việc và gia đình.”

Không ai có thể phủ nhận vai trò và trách nhiệm to lớn của người phụ nữ thời hiện đại: Họ vừa là người nội trợ, vừa tham gia lao động xã hội, đóng góp sức lực của mình vào sự phát triển của đất nước, không những thế họ còn giữ một thiên chức cao cả là một người mẹ, mang nặng đẻ đau ra những đứa con và nuôi dạy chúng thành người. Phụ nữ ngày nay đang dần khẳng định mình là phái đẹp chứ không còn là phái yếu như trước kia.

*****

Trên đây là hơn 10 mẫu Trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử nổi bật của Việt Nam hoặc thế giới mà em và mọi người cùng quan tâm lớp 6 do thầy cô biên soạn. Hy vọng nội dung trong bài học hôm nay sẽ giúp các em có thêm nhiều ý tưởng mới lạ để từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình đạt điểm số cao nhất nhé.

Đăng bởi thầy cô trường THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tậplớp 6

5/5 - (9 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *