Viết khoảng 4-5 dòng nêu lên tình cảm và suy nghĩ của em sau khi đọc đoạn trích Trong lòng mẹ của nhà văn Nguyên Hồng (23 mẫu)

Viết khoảng 4-5 dòng nêu lên tình cảm và suy nghĩ của em sau khi đọc đoạn trích Trong lòng mẹ của nhà văn Nguyên Hồng bao gồm hướng dẫn viết cùng 23 bài mẫu tham khảo do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn sẽ là nguồn tài liệu hữu ích cho các em học sinh trau dồi thêm vốn từ, rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn ngắn ngày một hoàn thiện hơn.

Đề bài: Viết khoảng 4-5 dòng nêu lên tình cảm và suy nghĩ của em sau khi đọc đoạn trích Trong lòng mẹ của nhà văn Nguyên Hồng

Viết khoảng 4-5 dòng nêu lên tình cảm và suy nghĩ của em sau khi đọc đoạn trích Trong lòng mẹ của nhà văn Nguyên Hồng
Viết khoảng 4-5 dòng nêu lên tình cảm và suy nghĩ của em sau khi đọc đoạn trích Trong lòng mẹ của nhà văn Nguyên Hồng

Mục lục

Dàn ý Viết khoảng 4-5 dòng nêu lên tình cảm và suy nghĩ của em sau khi đọc đoạn trích Trong lòng mẹ của nhà văn Nguyên Hồng

– Nội dung: Đoạn trích khắc họa chân thực những cay đắng, tủi cực của nhà văn khi còn thơ ấu. Đồng thời tác giả cũng muốn khẳng định tình yêu thương sâu nặng với người mẹ bất hạnh.

– Nghệ thuật: Hình ảnh chân thực, lời văn nhẹ nhàng, kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm…

– Cảm nhận: Đồng cảm trước tâm trạng của nhân vật tôi, cảm động trước tình mẫu tử thiêng liêng…

Viết khoảng 4-5 dòng nêu lên tình cảm và suy nghĩ của em sau khi đọc đoạn trích Trong lòng mẹ của nhà văn Nguyên Hồng- Mẫu 1

Đoạn trích “Trong lòng mẹ” đã để lại cho em một dấu ấn đặc biệt. Hồng dù xa mẹ, dù không thường xuyên nhận được thư từ mẹ nhưng Hồng vẫn luôn tin yêu mẹ của mình dẫu cho người cô của mình có nói lời cay độc, nghiệt ngã đến đâu. Cuộc gặp gỡ đặc biệt và đầy xúc động của mẹ con Hồng đã lấy đi nhiều nước mắt của các độc giả.Với lời văn nhẹ nhàng và đầy xúc động, Tác giả đã cho thấy được tình mẫu tử không thể chia cắt được.

Viết khoảng 4-5 dòng nêu lên tình cảm và suy nghĩ của em sau khi đọc đoạn trích Trong lòng mẹ của nhà văn Nguyên Hồng- Mẫu 2

Ai đã đọc đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng đều sẽ cảm thấy thương bé Hồng. Càng thương bé Hồng bao nhiêu, người đọc lại càng ghét bỏ người cô bấy nhiêu. Những lời nói cay độc, nghiệt ngã ấy không nên được nói ra và nhất là với một đứa trẻ.

Viết khoảng 4-5 dòng nêu lên tình cảm và suy nghĩ của em sau khi đọc đoạn trích Trong lòng mẹ của nhà văn Nguyên Hồng- Mẫu 3

Khi đọc đoạn trích Trong lòng mẹ em đã cảm thấy rất xúc động không nói lên lời, về một tình mẫu tử thiêng liêng cao cả, của bé Hồng và mẹ cho dù phải chịu đựng những lời nói xấu thậm tệ từ cô. Nhưng Hồng vẫn luôn tin tưởng và chờ đợi mẹ về từng ngày. Khi em nhìn thấy một người trông giống mẹ Hồng đã đuổi theo chiếc xe quả đúng là mẹ rồi. Mẹ đã dang tay ra ôm Hồng vào lòng khi đọc hết bài này em đã nhớ tới mẹ nhiều hơn em hứa sẽ không làm cho mẹ buồn. Em muốn nói với mẹ là: Mẹ ơi con yêu mẹ nhiều lắm.

Viết khoảng 4-5 dòng nêu lên tình cảm và suy nghĩ của em sau khi đọc đoạn trích Trong lòng mẹ của nhà văn Nguyên Hồng- Mẫu 4

Đoạn trích “Trong lòng mẹ” đã khắc họa cho người đọc thấy được tình mẫu tử thiêng liêng, sâu nặng. Sau khi bố mất, mẹ đi làm ăn xa tận Thanh Hóa, Hồng phải sống cùng người cô độc ác. Bà cô muốn gieo rắc vào đầu cậu những hoài nghi để rồi “ruồng rẫy, căm ghét mẹ” nhưng điều đó vẫn không khiến cho tình yêu thương cũng như lòng kính trọng mẹ của Hồng mất đi. Đến khi gặp lại mẹ, Hồng đã vô cùng ngạc nhiên và xúc động. Cậu chạy đến, ngồi trong lòng mẹ để cảm nhận hơi ấm của tình yêu thương. Nguyên Hồng đã sử dụng những hình ảnh chân thực, lời văn nhẹ nhàng khiến mỗi người đọc đều thấy cảm động khi đọc tác phẩm.

Viết khoảng 4-5 dòng nêu lên tình cảm và suy nghĩ của em sau khi đọc đoạn trích Trong lòng mẹ của nhà văn Nguyên Hồng- Mẫu 5

Đoạn trích “Trong lòng mẹ” của nhà văn Nguyên Hồng cho thấy tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng không gì chia cắt được. Cậu bé Hồng dù xa mẹ, dù không thường xuyên nhận được thư của mẹ, nhưng cậu vẫn luôn tin yêu mẹ của mình dẫu cho người cô có nói lời cay độc, nghiệt ngã đến đâu. Hình ảnh bé Hồng sà vào lòng mẹ đã cho thấy sự tin yêu mẹ của bé Hồng được đền đáp xứng đáng.

Viết khoảng 4-5 dòng nêu lên tình cảm và suy nghĩ của em sau khi đọc đoạn trích Trong lòng mẹ của nhà văn Nguyên Hồng- Mẫu 6

Đoạn trích Trong lòng mẹ là minh chứng cho tình mẫu tử thiêng liêng. Hồng là một cậu bé đáng thương khi thiếu thốn sự chăm sóc của mẹ. Còn mẹ Hồng là một phụ nữ khổ sở khi phải chịu nhiều định kiến của xã hội. May sao, tình cảm của cậu dành cho mẹ vẫn vẹn nguyên, chống lại những điều bịa đặt, xấu xa về mẹ. Xúc động nhất là giây phúc hai mẹ con gặp lại nhau, những nhớ nhung, yêu thương được giải tỏa.

Viết khoảng 4-5 dòng nêu lên tình cảm và suy nghĩ của em sau khi đọc đoạn trích Trong lòng mẹ của nhà văn Nguyên Hồng- Mẫu 7

Sau khi đọc đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng, em suy nghĩ về hình ảnh người cô đã có những lời nói cay độc, nghiệt ngã với bé Hồng vẫn còn nhỏ tuổi. Dù cho người lớn có xảy ra những xích mích, hiềm khích nào, cũng không nên đổ nó lên đầu con trẻ. Trẻ em cần được yêu thương. Em rất thương bé Hồng khi phải miễn cưỡng trả lời những câu hỏi cay độc của người cô.

Viết khoảng 4-5 dòng nêu lên tình cảm và suy nghĩ của em sau khi đọc đoạn trích Trong lòng mẹ của nhà văn Nguyên Hồng- Mẫu 8

Đoạn trích Trong lòng mẹ của nhà văn Nguyên Hồng cho thấy tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng không gì chia cắt được. Bé Hồng dù xa mẹ, dù không thường xuyên nhận được thư của mẹ vẫn luôn tin yêu mẹ của mình dẫu cho người cô có nói lời cay độc, nghiệt ngã đến đâu. Hình ảnh bé Hồng sà vào lòng mẹ đã cho thấy sự tin yêu mẹ của bé Hồng được đền đáp xứng đáng.

Viết khoảng 4-5 dòng nêu lên tình cảm và suy nghĩ của em sau khi đọc đoạn trích Trong lòng mẹ của nhà văn Nguyên Hồng- Mẫu 9

Qua đoạn trích trong lòng mẹ của tác giả nguyên hồng, tác giả đã cho ta thấy những cảm nhận vô cùng cảm động, tinh tế về tình yêu mẹ khát khao và cháy bỏng về tình yêu thương mẹ của cậu bé hồng. Trong giây phút gặp lại mẹ, cậu như được sống, được bồng bềnh trong cảm giác sung sướng, rạo rực trong vòng tay yêu thương của mẹ và ko mảy may suy nghĩ gì. Và cậu đã để lại trong mỗi độc giả chúng ta một niềm thương cảm, xúc động đến nghẹn ngào về tình mẫu tử cao quí, thiêng liêng, bất diệt và đáng trân trọng.

Viết khoảng 4-5 dòng nêu lên tình cảm và suy nghĩ của em sau khi đọc đoạn trích Trong lòng mẹ của nhà văn Nguyên Hồng- Mẫu 10

Đoạn trích “Trong lòng mẹ” của nhà văn Nguyên Hồng đã mang đến trong em nhiều cung bậc cảm xúc về tình mẫu tử thiêng liêng. Khi người cô với “nét mặt khi cười rất kịch” không ngừng gieo rắc những ý nghĩ khinh miệt, Hồng vẫn tin tưởng và kính trọng mẹ mình mà chưa một lần dao động. Mấy lời lẽ cay độc đó chỉ làm cậu thêm căm tức hủ tục phong kiến đã làm khổ mẹ. Tình yêu của Hồng dành cho mẹ luôn trong sáng và dạt dào. Khoảnh khắc được nằm trong lòng mẹ, tình cảm ấy càng trở nên mãnh liệt. Bằng hình ảnh gần gũi, lời văn giàu chất trữ tình cùng nghệ thuật khắc họa tâm lí nhân vật, nhà văn đã giúp người đọc cảm nhận được tình cảm đẹp đẽ của bé Hồng. Qua đây, em cũng thấy được tấm lòng thương yêu, xót xa của Nguyên Hồng với nhân vật Hồng.

Viết khoảng 4-5 dòng nêu lên tình cảm và suy nghĩ của em sau khi đọc đoạn trích Trong lòng mẹ của nhà văn Nguyên Hồng- Mẫu 11

Mỗi khi đọc đoạn trích “Trong lòng mẹ” của nhà văn Nguyên Hồng, em rất xúc động trước tình yêu thương mẹ tha thiết của cậu bé Hồng. Trước những lời nói vô cảm, khinh miệt của người cô, Hồng vẫn luôn tin tưởng và kính yêu người sinh ra mình “tôi cúi đầu không đáp”. Cậu đau đớn khi mẹ bị xúc phạm bởi lời lẽ cay nghiệt. Cậu căm ghét hủ tục lạc hậu đã đày đọa những người phụ nữ như mẹ. Và tình yêu thương mãnh liệt ấy càng thêm tỏa sáng khi Hồng gặp lại mẹ. Được ngồi trong lòng mẹ, Hồng thấy thật vui sướng và hạnh phúc làm sao “đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt”. Với ngôi kể chuyện thứ nhất, lời văn nhẹ nhàng, hình ảnh gần gũi, nhà văn Nguyên Hồng đã khắc họa chân thực những cảm nhận, suy nghĩ của nhân vật bé Hồng. Qua tác phẩm, em càng thêm trân trọng tình cảm gia đình cao đẹp.

Viết khoảng 4-5 dòng nêu lên tình cảm và suy nghĩ của em sau khi đọc đoạn trích Trong lòng mẹ của nhà văn Nguyên Hồng- Mẫu 12

Đoạn trích “Trong lòng mẹ” là tác phẩm để lại trong em nhiều suy ngẫm về tình mẫu tử thiêng liêng. Cậu bé Hồng – cũng chính là tác giả, đã có một tuổi thơ đáng thương khi bố mất sớm, mẹ đi làm ăn xa tận Thanh Hóa, cậu phải sống cùng người cô cay nghiệt. Dù không thiếu thốn tình thương của mẹ, lại hay phải nghe những lời rèm pha, nói xấu mẹ từ người cô, nhưng Hồng vẫn giữ vững tình yêu thương mẹ tha thiết, cậu chưa từng có một lần hoài nghi mẹ của mình. Thay vào đó, cậu ta chỉ cảm thấy căm hận với những thói hư tật xấu và những đau khổ mà mẹ phải chịu đựng. Cảm xúc tràn đầy, khi được nhào vào vòng tay của mẹ sau những ngày xa cách, Hồng không kìm được nước mắt và bật khóc “Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở”. Với hình ảnh quen thuộc và ngôn từ dịu dàng, nhà văn đã tạo nên hình ảnh chân thật về tâm lý của nhân vật nhỏ bé Hồng. Qua đó, Nguyên Hồng muốn khẳng định và ca ngợi sự thiêng liêng, vô tận của tình mẫu tử trong lòng con người.

Viết khoảng 4-5 dòng nêu lên tình cảm và suy nghĩ của em sau khi đọc đoạn trích Trong lòng mẹ của nhà văn Nguyên Hồng- Mẫu 13

Đoạn trích “Trong lòng mẹ” của nhà văn Nguyên Hồng đã để lại trong em những rung động sâu sắc về tình yêu thương mà bé Hồng dành cho mẹ. Mỗi khi nhớ đến “vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ tôi”, cậu lại thêm xót xa cho nỗi vất vả của mẹ. Tình thương yêu mẹ đã đánh gục những lời lẽ khinh miệt, cay độc của người cô. Tình yêu ấy làm cậu thêm căm tức các hủ tục đã đày đọa người phụ nữ bất hạnh như mẹ. Và rồi, giây phút được mẹ ôm ấp, vỗ về trong lòng đã làm cậu bật khóc vì hạnh phúc “Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở”. Qua nghệ thuật khắc họa tâm lí nhân vật tinh tế, lời văn nhẹ nhàng cùng ngôi kể thứ nhất, nhà văn đã khắc họa một cách chân thực suy nghĩ, cảm nhận của bé Hồng. Từ đây, Nguyên Hồng muốn ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng và tình cảm gia đình cao đẹp.

Viết khoảng 4-5 dòng nêu lên tình cảm và suy nghĩ của em sau khi đọc đoạn trích Trong lòng mẹ của nhà văn Nguyên Hồng- Mẫu 14

Qua đoạn trích “Trong lòng mẹ” của nhà văn Nguyên Hồng, em cảm nhận được tình yêu thương tha thiết mà cậu bé Hồng dành cho mẹ. Trước lời nói cay nghiệt của người cô, Hồng chưa một lần hoài nghi về mẹ mình. Cậu đau đớn khi mẹ bị bủa vây bởi những hủ tục lạc hậu. Để rồi, khi được nằm trong lòng mẹ, cậu hạnh phúc mà bật khóc. Sau bao tháng ngày chia xa, cuối cùng, Hồng cũng được mẹ ôm ấp, vỗ về “Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt”. Những lời văn đậm chất trữ tình, ngôi kể thứ nhất cùng hình ảnh chân thực đã mang đến cho người đọc rung cảm sâu sắc về tình cảm mẫu tử thiêng liêng. Từ đoạn trích, em càng thêm trân trọng tình cảm gia đình giản dị mà cao quý.

Viết khoảng 4-5 dòng nêu lên tình cảm và suy nghĩ của em sau khi đọc đoạn trích Trong lòng mẹ của nhà văn Nguyên Hồng- Mẫu 15

Có ý kiến cho rằng đoạn trích “Trong lòng mẹ” là bài ca về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt. Đúng vậy, mặc dù Hồng sống trong sự cô đơn, tủi nhục, nhưng cậu bé vẫn dành tình yêu tha thiết mãnh liệt cho mẹ. Tình cảm ấy là tình cảm tự nhiên, chân thành, xuất phát từ tâm hồn chứ không cần nuôi dưỡng bằng vật chất ” mẹ không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thân tôi tới một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà”. Vậy mà chú vẫn yêu thương mẹ, không để những rắp tâm bẩn xâm phạm đến mẹ của mình, bé Hồng vẫn một lòng yêu thương và kính mến mẹ, vượt qua những thành kiến tàn ác, những reo rắc xấu xa. Tình yêu thương tha thiết của bé Hồng dành cho mẹ đã thắp nên niềm tin mạnh mẽ là mẹ sẽ trở về qua câu nói: “không, cháu không muốn vào. Cuối năm mợ cháu thể nào cũng về”. Vì thương mẹ, bé Hồng căm tức đến tột cùng những hổ tủi đã đầy đọa mẹ, bé Hồng đã thầm ước” giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là những vật như hoàn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết lấy về mà cắn, mà nhai mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi”. Khi được gặp mẹ và được ở trong lòng mẹ thì chú bé Hồng đã sung sướng tới mức cực điểm. Vừa nhìn thấy một người giống mẹ chú đã chạy theo gọi bối rối, điều đó chứng tỏ hình ảnh mẹ luôn thường trực trong tâm trí trong nỗi nhớ và chú luôn khát vọng và khi ở trong lòng mẹ chú đã òa lên khóc nức nở, những giọt nước mắt của mừng tủi, của niềm sung sướng hạnh phúc. Chú Hồng cảm nhận được tình yêu thương tha thiết của mẹ, dường như chú bé đang xà vào lòng mẹ để cảm nhận những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt, cảm thấy hơi quần áo của mẹ và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra thơm tho lạ thường. Qua đó, ta thấy một lần nữa bé Hồng lại được sống trong một thế giới dịu dàng, ăm ắp tình mẫu tử bất diệt.

Viết khoảng 4-5 dòng nêu lên tình cảm và suy nghĩ của em sau khi đọc đoạn trích Trong lòng mẹ của nhà văn Nguyên Hồng- Mẫu 16

Đoạn trích Trong lòng mẹ là hồi ức đan xen cay đắng và ngọt ngào của chính nhà văn – cậu bé sinh ra trong một gia đình bất hạnh: người cha nghiện ngập rồi chết mòn, chết rục bên bàn đèn thuốc phiện, người mẹ cùng túng phải đi tha phương cầu thực, cậu bé Hồng đã phải sống trong cảnh hắt hủi ghẻ lạnh đến cay nghiệt của chính những người trong họ hàng. Cậu bé phải đối mặt với bà cô cay nghiệt, luôn luôn “tươi cười” – khiến hình dung đến loại người “bề ngoài thơn thớt nói cười – mà trong nham hiểm giết người không dao”. Đáng sợ hơn, sự tàn nhẫn ấy lại dành cho đứa cháu ruột vô tội của mình. Những diễn biến tâm trạng của bé Hồng trong câu chuyện đã được thuật lại bằng tất cả nỗi niềm đau thắt vì những ký ức hãi hùng kinh khiếp của tuổi thơ. Kỳ diệu thay, những trang viết ấy lại giúp chúng ta hiểu ra một điều thật tự nhiên giản dị: Mẹ là người chỉ có một trên đời, tình mẹ con là mối dây bền chặt không gì chia cắt được.

Viết khoảng 4-5 dòng nêu lên tình cảm và suy nghĩ của em sau khi đọc đoạn trích Trong lòng mẹ của nhà văn Nguyên Hồng- Mẫu 17

Trong mỗi chúng ta có lẽ “tình mẫu tử” vẫn là thứ tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng nhất. Bởi hình ảnh người mẹ đã in sâu trong tâm trí mỗi đứa con. Ta bắt gặp tình cảm thiêng liêng ấy trong đoạn trích Trong lòng mẹ của nhà văn Nguyên Hồng. Đọc đoạn trích người đọc không khỏi xúc động trước tình yêu thương của chú bé Hồng dành cho người mẹ đáng thương của mình. Hồng đã trải qua những thử thách không kém phần đau đớn để giữ trọn vẹn tình cảm yêu thương mẹ trong sự khinh bỉ, xoi mói độc địa của những người họ hàng giàu có. Dù cho bà cô đã tiêm nhiễm vào đầu cậu những điều không hay về mẹ, để bé Hồng phải ruồng rẫy, xa lánh mẹ nhưng không, Hồng vẫn rất tin tưởng và một mực thương yêu mẹ. Tình cảm mãnh liệt về mẹ luôn trào dâng trong cậu. Khi đi học về, thoáng thấy bóng một người trên xe rất giống mẹ, chưa cần nhận định xem có phải là mẹ hay không, Hồng liền chạy, đuổi theo bối rối gọi: ”Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ… ơi!”. Những tiếng gọi ấy bật ra từ lòng khát khao được gặp mẹ của chú bé bấy lâu nay bị dồn nén. Sự thổn thức của trái tim thơ trẻ bật thành tiếng gọi. Cuối cùng, bao tháng ngày chờ mong, khát khao cũng được dền đáp, Hồng đã ở “trong lòng mẹ”. Cậu òa khóc nức nở, sung sướng khi đc mẹ âu yếm vỗ về. Ở vòng tay ấy, cậu cảm thấy đc sự bình yên, tình mẫu ttử thật thiêng liêng và cao cả đến nhường nào. Tình cảm sâu sắc ấy làm nên vẻ đẹp văn chương trong hồi kí cùa Nguyên Hồng, 60 năm về trước…

Viết khoảng 4-5 dòng nêu lên tình cảm và suy nghĩ của em sau khi đọc đoạn trích Trong lòng mẹ của nhà văn Nguyên Hồng- Mẫu 18

Đoạn trích “Trong lòng mẹ” của nhà văn Nguyên Hồng đã để lại trong em biết bao suy ngẫm về tình mẫu tử cao cả. Sống trong hoàn cảnh éo le khi bố mất sớm, mẹ đi làm ăn xa tận Thanh Hóa, Hồng vẫn luôn giữ cho bản thân một tâm hồn trong sáng cùng tình yêu thương mẹ tha thiết. Khi nghe những lời miệt thị cay độc của bà cô, Hồng chưa một lần hoài nghi mẹ của mình. Thay vào đó, cậu căm hận những hủ tục đày đọa và làm khổ mẹ “Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến của tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến…”. Để rồi, giây phút được sà vào lòng mẹ sau bao ngày chia xa đã làm cậu bé Hồng òa khóc nức nở “Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở”. Bằng những hình ảnh thân thuộc, lời văn nhẹ nhàng, nhà văn đã khắc họa chân thực tâm lí nhân vật của bé Hồng. Qua đây, Nguyên Hồng muốn khẳng định và ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt của con người.

Viết khoảng 4-5 dòng nêu lên tình cảm và suy nghĩ của em sau khi đọc đoạn trích Trong lòng mẹ của nhà văn Nguyên Hồng- Mẫu 19

Khi đọc đoạn trích “Trong lòng mẹ” của nhà văn Nguyên Hồng, em cảm thấy thật xúc động trước tình mẫu tử đẹp đẽ. Dù sống trong hoàn cảnh thiếu thốn tình thương, bố mất sớm, mẹ đi làm ăn xa ở tận Thanh Hóa, Hồng vẫn luôn yêu thương mẹ. Với cậu, những lời lẽ miệt thị của người cô chẳng làm giảm bớt đi nỗi nhớ dành cho mẹ. Thay vào đó, cậu căm hận những hủ tục đày đọa mẹ, khiến cho mẹ con cậu phải xa cách. Để rồi, giây phút được sà vào lòng mẹ sau bao ngày chia xa đã làm cậu bé Hồng òa khóc nức nở: “Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở”. Những dòng văn miêu tả cảnh này mới thật xúc động làm sao. Với những hình ảnh giản dị, lời văn nhẹ nhàng, Nguyên Hồng đã khắc họa chân thực tâm lí nhân vật của bé Hồng. Qua đây, nhà văn cũng muốn khẳng định và ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt của con người.

Viết khoảng 4-5 dòng nêu lên tình cảm và suy nghĩ của em sau khi đọc đoạn trích Trong lòng mẹ của nhà văn Nguyên Hồng- Mẫu 20

Đoạn trích “Trong lòng mẹ” gửi gắm bài học về tình mẫu tử. Hồng là một cậu bé sống thiếu thốn tình yêu thương . Cha mất sớm, mẹ phải đi làm ăn xa, cậu phải sống với cô độc ác. Trước những lời lẽ cay nghiệt của người cô, sự bàn tán của làng xóm, câu vẫn luôn yêu thương và bênh vực mẹ: “Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quá vồ lấy ngay mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi”. Xúc động nhất là khi đọc đến đoạn văn kể lại cuộc đoàn tụ của Hồng với mẹ. Câu văn mà tôi cảm thấy ấn tượng nhất đó là: “Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người miệng, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trên trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng”. Chỉ với một câu văn thôi nhưng nhà văn đường như đã diễn tả thật tinh tế tất cả cảm xúc của nhân vật Hồng, đó là sự sung sướng, niềm hạnh phúc khi được gặp lại mẹ sau bao ngày xa cách. Đọc trong lòng mẹ, tôi cảm thấy thật xúc động trước tình mẫu tử thật đẹp đẽ, sâu sắc.

Viết khoảng 4-5 dòng nêu lên tình cảm và suy nghĩ của em sau khi đọc đoạn trích Trong lòng mẹ của nhà văn Nguyên Hồng- Mẫu 21

Đoạn trích “Trong lòng mẹ” của nhà văn Nguyên Hồng đã đem đến cho người đọc nhiều cảm nhận sâu sắc. Cậu bé Hồng hiện lên thật đáng thương. Cha mất sớm, mẹ phải đi làm ăn xa và nguyên một năm không gửi lấy mộ đồng qua hay một lời hỏi thăm. Hồng phải sống với người cô độc ác. Lúc nào, cô của Hồng cũng muốn gieo vào đầu cậu những ý nghĩa xấu xa về mẹ. Dù vậy, Hồng vân dành cho mẹ tình yêu tha thiết. Cậu bênh vực người mẹ trước những hủ tục: “Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quá vồ lấy ngay mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi”. Lời văn cũng chính là tiếng nói bênh vực dành cho người phụ nữ trong xã hội xưa của nhà văn Thạch Lam. Đặc biệt nhất là đoạn miêu tả cảnh Hồng gặp lại. Câu văn khiến chúng ta cảm thấy ấn tượng nhất có lẽ là: “Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người miệng, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trên trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng”. Từ đó, người đọc nhận ra tầm quan trọng của tình mẫu tử. Có thể khẳng định rằng “Trong lòng mẹ” đã đem đến một bài học lớn về tình cảm gia đình.

Viết khoảng 4-5 dòng nêu lên tình cảm và suy nghĩ của em sau khi đọc đoạn trích Trong lòng mẹ của nhà văn Nguyên Hồng- Mẫu 22

Đến với đoạn trích Trong lòng mẹ, Nguyên Hồng đã giúp tôi cảm nhận được tình mẫu tử thiêng liêng. Nhân vật Hồng có một cuộc sống gia đình không hạnh phúc. Sau khi bố mất, mẹ đi làm ăn xa ở tận Thanh Hóa nên Hồng thì phải sống cùng bà cô độc ác. Trong cuộc trò chuyện với bà cô, Hồng cảm thấy vô cùng tủi hờn khi phải nghe những lời nói cay nghiệt về người mẹ của mình. Nhưng điều đó không làm mất đi tình yêu thương, lòng kính trọng dành cho mẹ. Đặc biệt, cuộc gặp gỡ đầy xúc động của Hồng và người mẹ đã lấy đi nước mắt của nhiều bạn đọc. Với lời văn nhẹ nhàng, cùng những hình ảnh chân thực, tác giả đã giúp người đọc hiểu được rằng tình cảm mẫu tử không có gì chia cắt được.

Viết khoảng 4-5 dòng nêu lên tình cảm và suy nghĩ của em sau khi đọc đoạn trích Trong lòng mẹ của nhà văn Nguyên Hồng- Mẫu 23

Đến với đoạn trích “Trong lòng mẹ”, người đọc đã cảm nhận được tình mẫu tử sâu sắc. Nhân vật chính là Hồng – một cậu bé sống trong cảnh thiếu thốn tình thương. Cha mất sớm, mẹ phải đi làm ăn xa và nguyên một năm không gửi lấy mộ đồng qua hay một lời hỏi thăm. Nhưng trước những lời lẽ cay nghiệt của bà cô, sự bàn tán của làng xóm, cậu vẫn dành tình yêu thương cho mẹ, bênh vực người mẹ trước những hủ tục: “Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quá vồ lấy ngay mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi”. Và khi gặp lại mẹ, Hồng đã cảm thấy ngạc nhiên và đầy xúc động. Câu văn khiến chúng ta cảm thấy ấn tượng nhất: “Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người miệng, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trên trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng” đã thể hiện được khát khao tình yêu thương của một cậu bé sống thiếu thốn tình cảm. Có lẽ, chỉ có tình mẫu tử mới khiến con người ta bỗng trở nên bé bỏng như vậy. Cũng chỉ có tình mẫu thử mới đủ để khỏa lấp đi những sự cô độc, trống vắng trong tâm hồn con người. Đoạn trích “Trong lòng mẹ” đã thể hiện được những giá trị nhân văn cao đẹp.

*****

Trên đây là hơn 23 mẫu Viết khoảng 4-5 dòng nêu lên tình cảm và suy nghĩ của em sau khi đọc đoạn trích Trong lòng mẹ của nhà văn Nguyên Hồng lớp 6 do thầy cô biên soạn. Hy vọng nội dung trong bài học hôm nay sẽ giúp các em có thêm nhiều ý tưởng mới lạ để từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình đạt điểm số cao nhất nhé.

Đăng bởi thầy cô trường THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tậplớp 6

5/5 - (9 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *