Học TậpLớp 6

Lập dàn ý kể lại một truyện cổ tích lớp 6 chi tiết, dễ hiểu (20 Mẫu)

Dàn ý kể lại một truyện cổ tích lớp 6 bao gồm 20 dàn ý do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em học sinh trau dồi vốn từ, củng cố kỹ năng làm bài văn kể chuyện cổ tích, truyền thuyết.

Đề bài: Em hãy lập dàn ý kể lại một truyện cổ tích

Dàn ý kể lại một truyện cổ tích lớp 6 chi tiết, dễ hiểu
Dàn ý kể lại một truyện cổ tích lớp 6 chi tiết, dễ hiểu

Xem 31 bài mẫu Viết một bài văn khoảng 400 chữ kể lại một truyện cổ tích lớp 6

Bạn đang xem: Lập dàn ý kể lại một truyện cổ tích lớp 6 chi tiết, dễ hiểu (20 Mẫu)

Mục lục

Dàn ý kể lại một truyện cổ tích lớp 6 – Mẫu 1

Dàn ý Kể lại truyện cổ tích Tấm Cám

1. Mở bài: Giới thiệu về câu chuyện cổ tích Tấm Cám – một câu chuyện cổ tích hay và đặc sắc của dân tộc ta.

2. Thân bài: Kể lại nội dung truyện Tấm Cám theo các diễn biến của câu chuyện, gồm các sự kiện sau:

  • Tấm mồ côi cha mẹ, sống với dì ghẻ và con của bà ta là Cám. Cô bị bắt làm việc vất vả, quần quật sớm hôm
  • Một hôm, dì ghẻ treo thưởng là chiếc yếm mới cho người bắt được nhiều tôm tép hơn. Vốn chăm chỉ nên có giỏ tép đầy, nhưng Tấm bị Cám lừa lấy mất, chỉ còn lại 1 chú cá bống nhỏ
  • Tấm nuôi cá bống trong giếng, nhưng bị dì ghẻ và Cám bắt ăn thịt. Nhờ Bụt, cô tìm được xương cá bống, rồi chôn vào hũ để ở góc giường
  • Từ hũ, Tấm có áo quần đẹp đi trảy hội, trở thành vợ vua
  • Giỗ cha, Tấm từ cung về làm cỗ, tự trèo lên cây hái cau, bị mụ dì ghẻ chặt cây, hại chết
  • Cám mặc áo chị vào cung hầu vua, 3 lần liên tiếp hại hóa thân của Tấm là chim vàng anh, cây xoan, khung cửi
  • Lần thứ 4, Tấm hóa thân thành cây thị, rồi trở về hình hài con người trong quả thị, sống với bà cụ bán nước
  • Một lần, vua đi qua quán nước, nhận ra Tấm nhờ miếng trầu têm cánh phượng, thế là 2 vợ chồng đoàn tụ với nhau
  • Tấm về cung sống hạnh phúc cùng nhà vua, còn 2 mẹ con Cám thì bị trừng phạt thích đáng

3. Kết bài:

  • Nêu ý nghĩa, bài học của câu chuyện cổ tích Tấm Cám
  • Suy nghĩ, nhận xét, tình cảm của em dành cho câu chuyện đó

Dàn ý kể lại một truyện cổ tích lớp 6 – Mẫu 2

Dàn ý Kể lại truyện cổ tích Sọ Dừa

1. Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh gia đình và sự mang thai kì lạ của mẹ Sọ Dừa.

2. Thân bài: Kể lại nội dung truyện Sọ Dừa theo các diễn biến của câu chuyện, gồm các sự kiện sau:

  • Hình thù kì dị của Sọ Dừa.
  • Sọ Dừa đi ở cho nhà phú ông.
  • Cô út phát hiện ra Sọ Dừa là một chàng trai tuấn tú.
  • Sọ Dừa giục mẹ sang hỏi con gái phú ông.
  • Sọ Dừa cưới và sống hạnh phúc cùng cô út.
  • Sọ Dừa đi thi.
  • Cô út bị hai cô chị hãm hại.

3. Kết bài: Vợ chồng Sọ Dừa gặp nhau. Hai cô chị xấu hổ bỏ đi biệt xứ.

Dàn ý kể lại một truyện cổ tích lớp 6 – Mẫu 3

Dàn ý Kể lại truyện cổ tích Thạch Sanh

1. Mở bài: Giới thiệu truyện cổ tích “Thạch Sanh”.

2. Thân bài (diễn biến sự việc)

– Mở đầu: Ngọc Hoàng sai Thái tử xuống đầu thai làm con.

– Thắt nút: Lý thông gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em để lợi dụng.

– Phát triển:

  • Thạch Sanh dùng búa chém chết chằn tinh. Lý Thông cướp công.
  • Thạch Sanh dùng tên bắn bị thương đại bàng, cứu công chúa.

– Mở nút: Khi nghe tiếng đàn văng ra từ trong ngục, công chúa bỗng cười nói vui vẻ. Vua tìm ra sự thật, kết tội Lý Thông.

– Kết thúc: Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Chư hầu đến cầu hôn không được, kéo sang đánh …

3. Kết bài: Ý nghĩa câu chuyện: “Ở hiền gặp lành” và “ác giả ác báo”.

Dàn ý kể lại một truyện cổ tích lớp 6 – Mẫu 4

Dàn ý Kể lại truyện cổ tích cây tre trăm đốt

1. Mở bài

Giới thiệu câu chuyện

2. Thân bài

– Mở đầu: Giới thiệu anh trai cày hiền lành và lão nhà giàu tham lam, lừa lọc.

– Thắt nút: Lão lừa dối “sẽ gả con gái” cho anh.

– Phát triển:

  • Anh quần quật làm giàu cho lão suốt ba năm.
  • Lão nhà giàu gả con gái với điều kiện anh phải đi tìm được cây tre trăm đốt
  • Anh trai cày không tìm được nhưng nhờ có Bụt ra tay giúp đỡ, anh đã thành công và mừng rỡ gánh về.

– Mở nút: Khi thấy hai họ ăn uống linh đình và sửa soạn đón dâu, anh mới hiểu âm mưu thâm độc của lão nhà giàu và anh ra tay trừng phạt.

– Kết thúc: Lão nhà giàu phải gả con gái cho anh trai cày. Hai vợ chồng sống với nhau hạnh phúc.

3. Kết bài

  • Nêu cảm nghĩ
  • Rút ra bài học

Dàn ý kể lại một truyện cổ tích lớp 6 – Mẫu 5

Dàn ý Kể lại truyện cổ tích Em bé thông minh

1. Mở bài

  • Giới thiệu câu chuyện Em bé thông minh

2. Thân bài

– Kể lại câu chuyện theo trật tự phù hợp. Nhưng đảm bảo gồm các sự kiện chính sau:

  • Vua sai cận thần đi tìm người tài giỏi giúp nước.
  • Cận thần gặp hai cha con đang cày ruộng, và đưa ra câu hỏi oái oăm (trâu 1 ngày cày được mấy đường)
  • Cậu bé đã trả lời bằng một câu đố ngược lại khiến vị quan không biết trả lời thế nào (ngựa của quan 1 ngày đi mấy đường).
  • Quan về tâu vua, vua tiếp tục ra câu đố mới (ban cho 3 con trâu đực và muốn đẻ thành 9 con)
  • Em bé đã để cả làng làm thịt trâu ăn và đố lại nhà vua khiến vua rất bất ngờ trước trí thông minh của em (làm cho bố đẻ em)
  • Vua quyết định thử tài em bé lần 3 bằng cách đưa một con chim sẻ bắt dọn thành 3 cỗ thức ăn.
  • Em bé giải đố bằng cách đố lại vua khiến vua khâm phục trước tài trí của mình (rèn kim thành dao mổ chim)
  • Nước láng giềng muốn xâm chiếm bờ cõi, bèn dò la xem nước ta có người tài hay không nên ra câu đố hóc búa mãi không ai giải được (xâu sợi chỉ mảnh qua đường ruột ốc)
  • Vua quan đều không giải được phải nhờ đến em bé mới giải được.
  • Em bé được phong là trạng nguyên.

3. Kết bài

  • Những cảm nhận, suy nghĩ của em về câu chuyện

Dàn ý kể lại một truyện cổ tích lớp 6 – Mẫu 6

Dàn ý Kể lại truyện cổ tích con Rồng cháu Tiên

1. Mở bài:

  • Giới thiệu nhân vật Lạc Long Quân và Âu Cơ.

2. Thân bài:

  • Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau, đem lòng yêu thương và trở thành vợ chồng.
  • Âu Cơ có mang, sinh ra một cái bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con.
  • Lạc Long Quân từ biệt Âu Cơ và đưa 50 con trở về biển.
  • Âu Cơ đưa 50 con lên rừng.
  • Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương.

3. Kết bài:

  • Cũng bởi sự tích này mà về sau người Việt Nam ta thường xưng là con Rồng cháu Tiên.

Dàn ý kể lại một truyện cổ tích lớp 6 – Mẫu 7

Dàn ý Kể lại truyện cổ tích Sơn Tinh, Thủy Tinh

1. Mở bài

Giới thiệu truyền thuyết “Sơn Tinh, Thủy Tinh”.

2. Thân bài

  • Mở đầu: Vua Hùng Vương có con gái tên Mị Nương.
  • Thắt nút: Vua tìm gả chồng cho con.
  • Phát triển: Sơn Tinh, Thủy Tinh đến tranh tài.
  • Mở nút: Sơn Tinh đến trước lấy được Mị Nương.
  • Kết thúc: Thủy Tinh đánh Sơn Tinh.

3. Kết bài

Ý nghĩa câu chuyện: Hiện tượng lũ lụt.

Dàn ý kể lại một truyện cổ tích lớp 6 – Mẫu 8

Dàn ý Kể lại truyện cổ tích Thánh Gióng

1. Mở bài

Giới thiệu truyền thuyết “Thánh Gióng”.

2. Thân bài

– Mở đầu: Đời vua Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng …

– Thắt nút: Giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta.

– Phát triển:

  • Nhà vua lo sợ, bèn sai sứ giả tìm người tài giỏi cứu nước.
  • Đứa bé bảo: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con người sắt và một tấm áo giáp sắt”.

– Mở nút: Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng nhiên biến thành tráng sĩ.

– Kết thúc: Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ.

3. Kết bài

Ý nghĩa câu chuyện: Tinh thần đoàn kết chống giặc cứu nước.

Dàn ý kể lại một truyện cổ tích lớp 6 – Mẫu 9

Dàn ý Kể lại truyện cổ tích con Rồng cháu Tiên

1. Mở bài

  • Tập trung kể về nguồn gốc dân tộc và đất nước, về công cuộc dựng nước và giữ nước là truyền thuyết dân gian về thời các vua Hùng.
  • Truyện “Con Rồng cháu Tiên” giới thiệu với mọi người nguồn gốc thật đẹp, thật đáng tự hào của dân tộc Việt Nam.

2. Thân bài

a) Sự xuất hiện của Thần Lạc Long Quân

  • Thuở xưa đất Lạc Việt có nhiều yêu quái (Ngư Tinh, Mộc Tinh, Hồ Tinh…) quấy nhiễu, dân lành không yên ổn làm ăn.
  • Thần Lạc Long Quân nòi Rồng, thường ở dưới Thủy cung, thinh thoảng lên giúp dân trừ yêu quái, dạy dân chăn nuôi, trồng trọt và cách ăn ở.

b) Cuộc gặp gỡ Rồng Tiên

  • Nàng Âu Cơ dòng họ Thần Nông, đẹp tuyệt trần, từ vùng núi cao phương Bắc nghe đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, đến thăm.
  • Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau, đem lòng yêu nhau, kết nghĩa vợ chồng, chung sống ở cung điện Long Trang.

c) Bọc trứng kì diệu

  • Âu cơ có thai, sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra một trăm con trai hồng hào, khôi ngô, tự lớn lên như thổi.

d) Cuộc chia tay hùng vĩ

  • Lạc Long Quân ở dưới nước, Âu Cơ ở trên cạn nên không thể sống với nhau mãi, đành phải chia tay với lời hẹn: “Khi có việc phải giúp đỡ lẫn nhau”.
  • Lạc Long Quân mang 50 người con xuống biển, Âu Cơ mang 50 người con lên núi, các con chia nhau cai quản các phương.

e) Vị vua Hùng đầu tiên của nước Văn Lang

  • Người con cả làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Từ đấy, lệ truyền ngôi: Con trưởng thay cha, danh hiệu Hùng Vương không thay đổi.
  • Triều đình có tướng văn, tướng võ. Con trai vua là quan lang con gái là mẹ nàng.

3. Kết bài: Người Việt Nam luôn tự hào là con Rồng cháu Tiên.

Dàn ý kể lại một truyện cổ tích lớp 6 – Mẫu 10

Dàn ý Kể lại truyện cổ tích Bánh chưng, bánh giày

1. Mở bài: Giới thiệu thời gian xảy ra câu chuyện: ngày xưa, đời Hùng Vương thứ sáu.

2. Thân bài

a. Vua Hùng Vương bày cuộc thi.

– Vua đã già, muốn chọn người con xứng đáng để truyền ngôi.

– Vua truyền gọi các con.

  • Ngôi vua đã truyền được sáu đời.
  • Người nối vua phải nối chí vua.
  • Ai làm cỗ lễ Tiên Vương vừa ý, sẽ được nối ngôi.

– Các con thay nhau làm cỗ quý, hy vọng ngôi báu về mình.

b. Lang Liêu làm cỗ

  • Lang Liêu là con thứ 18, mồ côi mẹ, chăm lo đồng áng, không biết lấy gì để làm cỗ quý.
  • Thần báo mộng: không có gì quý bằng gạo, hãy lấy gạo làm bánh.
  • Lang Liêu lấy gạo làm hai loại bánh, một loại dùng gạo nếp, nhân đậu xanh và thịt, bọc lá, hình vuông, nấu kỹ, một loại dùng gạo nếp đồ chính, giã nhuyễn, hình tròn.

c. Lang Liêu được chọn nối ngôi cha.

  • Ngày lễ Tiên Vương, các quan lang mang đến các thứ cỗ quý, chẳng thiếu thứ gì.
  • Vua Hùng xem bánh của Lang Liêu. Lang Liêu kể lại lời thần dạy. Vua chọn hai thứ bánh đó để cúng Trời Đất và Tiên Vương.
  • Lễ xong, đem bánh ra ăn cùng quần thần.
  • Vua nói: Bánh hình tròn tượng trưng cho Trời, bánh hình vuông tượng trưng cho Đất. Lang Liêu sẽ được nối ngôi.

3. Kết bài

  • Từ đó, nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi:
  • Bánh chưng, bánh giày không thể thiếu trong ngày Tết.

Dàn ý kể lại một truyện cổ tích lớp 6 – Mẫu 11

Dàn ý Kể lại truyện cổ tích Hồ Gươm

1. Mở bài: Giới thiệu đôi nét từ cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn, do Lê Lợi lãnh đạo.

2. Thân Bài: Kể lại diễn biến sự việc theo trình tự sau đây:

  • Lê Thận kéo lưới bắt cá nhưng cả ba lần kéo lưới lên đều có một lưỡi gươm. Lê Thận tham gia nghĩa quân Lam Sơn.
  • Lê Lợi đến nhà Lê Thận thấy lưỡi gươm.
  • Lê Lợi chạy vào rừng, vô tình thấy chuôi gươm nạm ngọc.
  • Lê Lợi tra lưỡi gươm ở nhà Lê Thận vào chuôi gươm vừa như in.
  • Có gươm thần, nghĩa quân Lam Sơn dâng cao khí thế đánh giặc Minh xâm lược.
  • Cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược thắng lợi đất nước thanh bình, nhân dân chuyên lo việc ruộng đồng, xây dựng đất nước vững bền.
  • Vua đi thuyền trên hồ Tả Vọng, Rùa nổi lên mạn thuyền, xin lại gươm thần.

3. Kết bài: Hồ Tả Vọng xưa kia nay là Hồ Gươm hay còn gọi là hồ Hoàn Kiếm.

Dàn ý kể lại một truyện cổ tích lớp 6 – Mẫu 12

Dàn ý Kể lại truyện cổ tích Cậu bé Thông minh

1. Mở bài: * Giới thiệu chung:

  • Truyện xảy ra từ ngày xửa, ngày xưa.
  • Nhà vua sai một viên quan đi tìm người tài giỏi để giúp vua cai trị đất nước.

2. Thân bài: * Diễn biến của truyện:

  • Viên quan đi tìm khắp nơi mà chưa thấy ai lỗi lạc.
  • Đến làng nọ, viên quan gặp hai cha con người nông dân đang cày ruộng.
  • Cuộc đối đáp giữa viên quan và chú bé thông minh.
  • Viên quan tin chắc chú bé đúng là người tài, vội phi ngựa về tâu vua.
  • Nhà vua kín đáo thử tài chú bé bằng cái lệnh bắt dân làng chú nuôi trâu đực đẻ.
  • Hai cha con chú bé tim đường vào kinh đô. Chú bé gặp được nhà vua. Cuộc đối đáp giữa nhà vua và chú bé.
  • Chú bé vượt qua mấy lần thử thách một cách dễ dàng.
  • Chú bé giúp nhà vua và triều đình làm được công việc oái oăm mà sứ thần nước láng giềng thách đố (xỏ sợi chỉ qua đường ruột một chiếc vỏ ốc vặn.)

3. Kết bài: * Kết thúc truyện:

  • Nhà vua và cả triều đình khâm phục trí thông minh kì lạ của chú bé.
  • Chú được nhà vua phong chức Trạng nguyên và ban cho một dinh thự trong cung. Chú trở thành người giúp đỡ nhà vua rất đắc lực trong việc cai trị đất nước.

Dàn ý kể lại một truyện cổ tích lớp 6 – Mẫu 13

Dàn ý Kể lại truyện cổ tích Thánh Gióng

1. Mở bài: * Giới thiệu chung:

  • Truyện xảy ra vào đời Hùng vương thứ sáu, ở làng Gióng, tỉnh Bắc Ninh (cũ), nay thuộc ngoại thành Hà Nội.
  • Cậu bé làng Gióng có công đánh đuổi giặc Ân, được nhân dân suy tôn là Thánh Gióng.

2. Thân bài: * Diễn biến của truyện :

  • Hai vợ chổng già không có con.
  • Một hôm bà vợ ra đổng, thấy vết chân lạ rất to, liền dặt bàn chân vào ướm thử.
  • Bà thụ thai, sinh ra một đứa con trai.
  • Lên ba tuổi, đứa bé không biết đi, không biết nói.
  • Giặc Ân xâm phạm bờ cõi nước ta.
  • Vua sai sứ giả tìm người tài giỏi cứu nước.
  • Cậu bé chợt cất tiếng nói, bảo mẹ gọi sứ giả vào, nhờ sứ giả tâu với vua cấp cho mình giáp sắt, roi sắt, ngựa sắt để đi đánh giặc.
  • Cậu bé lớn nhanh như thổi, cả làng góp gạo nuôi cậu.
  • Sứ giả mang các thứ đến. Cậu bé vươn vai thành tráng sĩ, cưỡi ngựa sắt xõng lên đánh đuổi quản thù. Roi sắt gãy, cậu nhổ tre đánh tiếp.
  • Đuổi giặc đến chân núi Sóc, tráng sĩ cởi giáp sắt bỏ lại, cưỡi ngựa bay lên trời.

3. Kết bài: * Kết thúc truyện:

  • Vua ghi nhớ công lao cứu nước của Gióng, phong cho là Phù Đổng Thiên vương và lập đến thờ.
  • Tháng tư hằng năm, làng mở hội lớn.
  • Tre ở làng Gióng có màu vàng óng là vì ngựa sắt phun lửa.
  • Ao hồ liên tiếp là do vết chân ngựa phi để lại.
  • Một làng có tên là làng Cháy do lửa từ miệng ngựa phun ra.

Dàn ý kể lại một truyện cổ tích lớp 6 – Mẫu 14

Dàn ý Kể lại truyện cổ tích Thánh Gióng

1. Mở bài

Thời gian và không gian xảy ra câu chuyện: Đời Hùng Vương thứ 6, ở làng Gióng.

2. Thân bài

a. Gốc tích lạ lùng của Thánh Gióng

  • Hai ông bà đã già, chưa có con.
  • Bà lão giẫm lên một dấu chân khổng lồ, về nhà thụ thai.
  • Mười hai tháng sau bà sinh một đứa con trai.
  • Khi ba tuổi chú bé vẫn chưa biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi.

b. Thánh Gióng nói được và lớn nhanh như thổi

  • Giặc Ân xâm lược, thế giặc mạnh, vua cho sứ giả đi tìm người tài.
  • Chú bé bỗng nhiên nói được, nhờ mẹ mời sứ giả. Nói với sứ giả đúc ngựa sắt, áo giáp sắt, roi sắt.
  • Chú bé lớn nhanh như thổi, ăn không đủ no. Dân làng góp thóc gạo nuôi chú.

c. Thánh Gióng đánh giặc và bay về trời

  • Giặc đến chân núi Trâu. Sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến.
  • Chú bé vươn vai thành tráng sĩ khổng lồ, vỗ vào mông ngựa, ngựa hí vang. Tráng sĩ mặc giáp, cầm roi, cưỡi ngựa ra trận.
  • Ngựa xông vào giặc; tráng sĩ cầm roi đánh giặc, ngựa sắt phun lửa thiêu giặc. Giặc chết như rạ.
  • Roi sắt gãy, tráng sĩ nhổ tre đánh giặc.
  • Đuổi giặc đến chân núi Sóc, tráng sĩ lên núi, cởi áo để lại cùng ngựa bay lên trời.
  • Vua phong tráng sĩ là Phù Đổng Thiên Vương, lập đền thờ.

3. Kết bài

Hiện nay ở làng Phù Đổng vẫn còn đền thờ Thánh Gióng, những bụi tre đằng ngà, những hồ ao liên tiếp lưu giữ dấu chân ngựa của Thánh Gióng đi qua.

Dàn ý kể lại một truyện cổ tích lớp 6 – Mẫu 15

Dàn ý Kể lại truyện cổ tích Sự tích Hồ Ba Bể

1. Mở Bài

– Giới thiệu hoàn cảnh câu chuyện: Một ngôi làng ở Bắc Cạn mở lễ hội cúng phật

2. Thân Bài

– Diễn biến câu chuyện

  • Ai nấy chuẩn bị đầy đủ, quần áo tươm tất, gọn gàng để đi lễ
  • Một bà cụ áo quần rách rưới xuất hiện -> mọi người xa lánh, xua đuổi
  • Hai mẹ con bà góa thương tình giúp đỡ cụ, mời cụ ngủ lại nhà
  • Trong đêm chỗ bà cụ nằm xuất hiện con giao long -> mẹ con bà góa sợ hãi
  • Sáng hôm sau, bà cụ rời đi không quên dặn dò mẹ con bà góa
  • Trận lũ lụt xảy ra -> nhà cửa bị nhấn chìm -> mẹ con bà góa chèo đò cứu mọi người
  • Người dân ân hận, biết ơn mẹ con bà góa

3. Kết Bài

– Kết thúc câu chuyện: Sự hình thành hồ Ba Bể qua tích xưa

Dàn ý kể lại một truyện cổ tích lớp 6 – Mẫu 16

Dàn ý Kể lại truyện cổ tích Con rồng cháu tiên

1. Mở bài

Dân tộc ta vốn có truyền thống đoàn kết lâu đời bởi cùng nguồn gốc con rồng cháu tiên.

2. Thân bài

* Giới thiệu về nguồn gốc của nhân vật:

– Lạc Long Quân:

  • Ở miền đất Lạc Việt, nòi rồng
  • Có tài năng và đức độ
  • Lên miền cạn để giúp dân diệt trừ lũ yêu ma tác ai tác quái và dạy dân các nghề trồng trọt

– Âu Cơ:

  • Sống ở vùng đất phương Bắc, con của thần Nông
  • Xinh đẹp, nết na
  • Đến thăm Lạc Việt để thưởng thức hoa thơm cỏ lạ

=> Lạc Long Quân và Âu Cơ gặp gỡ nên duyên chồng vợ

– Sau một thời gian, nàng Âu Cơ có mang.

– Sinh ra một cái bọc lớn với trăm quả trứng => Nở ra được một trăm người con

– Lạc Long Quân quyết định trở về nơi chàng sinh ra, chia năm mươi người con xuống biển, năm mươi người con lên rừng.

– Sau này trưởng thành, ai cũng giỏi giang, người con cả là Hùng Vương lập nên nước Văn Lang.

– Các vua Hùng đều góp công lao rất lớn trong quá trình dựng nước của dân tộc ta.

3. Kết bài

Sau này, khi nhắc về nguồn gốc của dân tộc ai cũng tự hào về nguồn cội con Rồng Cháu Tiên.

Dàn ý kể lại một truyện cổ tích lớp 6 – Mẫu 17

Dàn ý Kể lại truyện cổ tích Sọ Dừa

1. Mở bài:

– Giới thiệu tên truyện và lí do muốn kể lại truyện.

2. Thân bài:

– Giới thiệu nhân vật.

– Diễn biến câu chuyện theo trình tự thời gian:

  • Bà mẹ đi hái củi, uống nước trong sọ dừa rồi có mang, sinh ra Sọ Dừa dị hình dị dạng.
  • Sọ Dừa xin đi chăn bò ở nhà phú ông để phụ giúp mẹ già.
  • Sọ Dừa gặp gỡ và kết hôn với cô út, trút bỏ vẻ ngoài xấu xí.
  • Sọ Dừa chăm lo học hành, đỗ trạng và đi sứ.
  • Hai người chị hại em, đẩy vợ Sọ Dừa xuống biển.
  • Nhờ làm theo lời dặn của chồng, vợ Sọ Dừa thoát nạn và sống trên đảo hoang.
  • Sọ Dừa đi sứ về, vợ chồng gặp lại nhau.
  • Hai người chị xấu hổ bỏ đi biệt xứ.

3. Kết bài:

– Nêu cảm nghĩ về truyện vừa kể.

Dàn ý kể lại một truyện cổ tích lớp 6 – Mẫu 18

Dàn ý Kể lại truyện cổ tích Cậu bé thông minh

1. Mở bài:

– Giới thiệu tên truyện và lí do muốn kể lại truyện.

2. Thân bài:

– Giới thiệu nhân vật.

– Diễn biến câu chuyện theo trình tự thời gian:

  • Viên quan được nhà vua sai đi tìm người lỗi lạc.
  • Cuộc trò chuyện giữa viên quan và em bé.
  • Thấy em bé thông minh, viên quan tâu lại với nhà vua.
  • Để chắc chắn, nhà vua sai ban cho làng ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực lệnh ba con trâu ấy đẻ ra thành chính con, hẹn năm sau nộp đủ, nếu không cả làng phải tội.
  • Em bé khuyên cha nên bảo làng mổ thịt trâu ăn, để lại một con và một thúng gạo làm lộ phí đi đường.
  • Đến hạn, em bé và cha chuẩn bị đồ lên về kinh đô.
  • Đến nơi, em bé bảo cha ở ngoài rồi la lối, gào khóc um sùm trước sân rồng.
  • Cuộc trò chuyện giữa em bé và nhà vua diễn ra.
  • Nhà vua vô cùng sửng sốt trước trí thông minh của em bé nhưng vẫn muốn thử thêm.
  • Vua sai người mang tới con chim sẻ bắt phải dọn thành ba cỗ thức ăn.
  • Ngược lại, em bé nhờ cha lấy kim may rồi đưa cho sứ giả yêu cầu đức vua rèn cây kim thành con sao để xẻ thịt chim.
  • Thử thách xâu chỉ mảnh xuyên qua đường ruột ốc của của nước láng giềng khiến ai nấy đều đưa mắt nhìn nhau.
  • Em bé giải được câu đố và được nhà vua phong làm trạng nguyên.

3. Kết bài:

– Nêu cảm nghĩ về truyện vừa kể.

Dàn ý kể lại một truyện cổ tích lớp 6 – Mẫu 19

Dàn ý Kể lại truyện cổ tích Cây khế

1. Mở bài

Giới thiệu về gia cảnh của 2 anh em sau khi bố mẹ mất.

2. Thân bài

– Kể về cuộc sống của người em:

  • Nghèo khổ, thiếu thốn nhưng chăm chỉ, cần cù.
  • Cây khế là gia tài duy nhất của người em.
  • Chim thần đến ăn khế và hứa hứa hẹn “ăn một quả, trả cục vàng”.
  • Chim thần trả ơn bằng vàng –> Người em trở nên giàu có

– Sự tham lam, độc ác của người anh:

  • Người anh tham lam, giành hết tài sản, của cải cha mẹ để lại
  • Biết được việc chim thần ăn khế trả vàng, người anh đem tài sản đổi với người em
  • Lòng tham không đáy, người anh lấy quá nhiều vàng –> Chim thần hất xuống biển

3. Kết bài

Nêu suy nghĩ của bản thân, rút ra bài học từ câu chuyện

Dàn ý kể lại một truyện cổ tích lớp 6 – Mẫu 20

Dàn ý Kể lại truyện cổ tích Tấm Cám

1. Mở bài:

Giới thiệu về truyện cổ tích Tấm Cám

2. Thân bài:

* Hoàn cảnh, cuộc sống của hai chị em Tấm và Cám:

  • Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ
  • Tấm ngoan ngoãn chăm làm, thật thà, tốt bụng
  • Cám ham chơi lười làm, mưu mô, độc ác

* Tấm và con cá bống:

  • Tấm nuôi cá bống trong giếng nước
  • Khi cá bống bị mẹ con cám ăn, nghe lời Bụt, Tấm đem xương cá bỏ vào hũ lại hóa thành những thứ đẹp đẽ để đi trẩy hội.

* Tấm đi xem hội và trở thành vợ Vua

  • Nhờ bầy chim sẻ nhặt thóc và gạo giúp nên Tấm được đi xem hội
  • Sau khi đi vừa giày của mình đánh rơi liền được làm vợ Vua
  • Mẹ con Cám ghen ăn tức ở tính kế hãm hại Tấm

* Cái chết của Tấm và những lần hóa thân

  • Tấm ngã cây cau chết nên Cám được vào cung thay thế chị làm vợ vua
  • Tấm hóa thân nhiều lần: chim vàng anh, hai cây xoan đào, khung cửi, quả thị

* Sự trở về của Tấm và cái chết của mẹ con Cám

  • Tấm hiện thân thành người, được vua đón lại về cung
  • Cám vì ham hư vinh, chết vì lòng tham, mẹ Cám nghe tin con chết cũng chết theo

3. Kết bài:

Nêu suy nghĩ của em về truyện cổ tích Tấm Cám

*****

Trên đây là 20 dàn ý kể lại một truyện cổ tích lớp 6 do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn. Hy vọng, dựa vào đây các em sẽ có thêm nhiều ý tưởng mới lạ để từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình.

Bài học được biên soạn bởi thầy cô trường THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học Tậplớp 6

5/5 - (126 bình chọn)


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button